Thời gian thấm thoát trôi qua, nay đã đến ngày giỗ của Ôn. Tôi muốn viết vài dòng để ghi lại những kỷ niệm cao đẹp qua bao tháng năm được may mắn gần Ôn, nghe lời Ôn dạy, ngắm nhìn hình bóng uy nghiêm của Ôn, tất cả như những dấu ấn thiêng liêng, in đậm vào tâm não của tôi từ thời thơ ấu. Nhưng mỗi lần cầm bút định viết, rồi lại bỏ bút. Tôi càng thấy khó biết bao nhiêu thì càng cảm thông trường hợp ngài Thần Tú định dâng kệ lên Ngũ Tổ bấy nhiêu. Đã bao nhiêu lần Thần Tú định dâng kệ lên Ngũ Tổ, nhưng mỗi lần tới cửa thì sợ toát mồ hôi, lại bỏ cuộc cuối cùng đành đánh bạo viết bài kệ của mình lên vách chùa.

Giờ đây ngồi hồi tưởng lại những năm tháng sống ở Phật Học Viện Nha Trang sao mà đẹp quá! Xiết bao những hình ảnh thân thương, những kỷ niệm êm đềm. Tôi nhớ mãi một Giáo Sư Bồ Đề Nha trang, sau giờ dạy học, ông ghé lên thăm viện, đã bày tỏ nỗi lòng: “Mỗi lần lên đồi Trại Thủy, thăm Phật Học Viện, tôi cảm thấy như trút bỏ bao lớp bụi hồng, lòng nhẹ nhỏm lâng lâng thoát tục.” Một cảnh trí khang trang như vậy không phải bỗng nhiên có được, hẳn phải tốn bao nhiêu tâm lực, mà có lẽ công lao của Ôn không ít. Người xưa đã từng bảo:

“Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh
(Núi không cần cao, có tiên ở thì nổi tiếng, Đầm chẳng cần sâu, có rồng ẩn thì linh thiêng)

Cảnh trí tân kỳ phần lớn là do bàn tay con người kiến tạo. Không những Ôn lo xây dựng các ngôi tịnh thất để làm tôn nghiêm cảnh trí Già lam, mà Ôn còn để tâm chăm sóc, uốn nắn từng người tùy theo từng hoàn cảnh. Năm 1958 vào dịp tết, tôi xin phép Ôn về thăm nhà, Ôn dạy: “Người xuất gia là mang hoài bão siêu việt, muốn cất bước đến một chân trời cao rộng; nay ông đã cắt ái từ thân, thì không nên quyến luyến nhiều với tình cảm gia đình, mà phải giốc tâm cầu đạo giải thoát. Vì duyên trần thì dễ nhiễm, mà chí đạo thực khó thành.” Qua lời Ôn dạy, tôi chỉ biết cúi đầu vâng lệnh, ở lại viện ăn tết. Một cái tết tuy cô liêu, đạm bạc, nhưng có thì giờ để đọc sách, học hỏi; sau này kiểm điểm lại thì thấy mình được ơn ích biết bao!

Một hôm Ôn bảo các học tăng dịch và bình luận câu: “Lão ô bách tuế, bất như phượng hoàng sơ sinh” (Chim quạ dù sống trăm tuổi cũng không bằng phượng hoàng mới sinh). Nếu ai nói đúng ý, Ôn sẽ thưởng. Lúc đó anh em đang bận thi, và sợ nói không đúng ý Ôn, nên không ai làm. Nhưng nào ngờ Ôn có ý ngầm, muốn ví anh em như phượng hoàng con. Đó là một hình thức cổ vũ tinh thần thâm trầm và tế nhị.


Phật pháp ứng dụng pháp âm đồng vọng

Bấy giờ hầu hết học Tăng đều sang học bên trường Bồ Đề. Bữa nọ đạo hữu trưởng ban quản trị trường đi khắp các lớp để nhắc nhở học sinh, trong đó có cả học Tăng, đôi chỗ ông nói quá lời, anh em hơi buồn, định nghỉ một tuần rồi đi học lại. Văn phòng trường thấy vắng học Tăng, gọi điện thoại báo tin Ôn biết. Ôn bèn kêu tất cả xuống, khiển trách khá nặng, mấy chú điệu nhỏ còn bị ăn đòn. Ôn nói: “Nhẫn là vật báu vô giá của mình, không nhẫn thì tai họa không lường trước được (Nhẫn thị thân chi bảo, bất nhẫn thân chi ương). 

Nay người ta ban cho mình một cơ hội để thực hành hạnh nhẫn mà không biết ơn họ, các ông còn định nghỉ học nghĩa là sao? Ngày mai tất cả qua xin lỗi văn phòng và tiếp tục học lại.” Anh em chúng tôi đều răm rắp tuân lời, nhưng lòng vẫn thấy hơi buồn buồn. Có lẽ Ôn cũng nhận ra cách xử sự của đạo hữu kia có chỗ chưa phải, nhưng Ôn vẫn giữ thái độ kính trọng vị ấy thỉ chung như nhất. Thế mới biết, đối với học trò mình, Ôn tỏ ra nghiêm khắc, mà đối với người ngoài thì độ lượng bao dung. Đó là kinh nghiệm của người đã thấu triệt tình đời. Điệu này đến lúc đi dạy học tôi mới nhận ra. Nếu đặt địa vị mình vào trường hợp của Ôn, thì mình cũng xử sự như vậy. Càng nghĩ lại, tôi càng thương kính và cảm phục. Thảo nào ca dao của ta chẳng từng bảo:

"Đường dài mới biết ngựa hay 
Nuôi con mới biết ân rày mẹ cha"
Và phương Tây có câu danh ngôn đầy ý nghĩa: “Lúc 20 tuổi con tưởng là con bằng cha. Lúc 25 tuổi con cho là con hơn cha. Nhưng đến lúc 40 tuổi con mới biết chắc chắn là con kém thua cha.”

Cuộc tranh đấu đòi tự do tín ngưỡng của Phật giáo năm 1963, vào những giai đoạn quá gay go, có kẻ muốn ngã lòng. Đến khi cuộc tranh đấu thành công, chính Ôn lại mở lượng khoan dung, chở che cho những người đã ngã lòng bỏ cuộc. Thế mới biết tấm lòng của Ôn bao la chừng nào! Liên tưởng đến sự kiện này, tôi nhớ lại một câu đối tại Phật Học Viện Nha Trang vào dịp tết, nói về hạnh nguyện của Đức Từ thị Di Lặc:

"Đại  dỗ  năng  dung,  dung  thế  gian  nan dung chi sự" (Bụng lớn hay dung, dung những việc khó dung trong thiên hạ). Phải chăng Ôn noi theo hạnh nguyện từ bi của đức Di Lặc? Mỗi lần đi dâu xa trở về Phật học viện, hễ thấy những cành cây khô thì Ôn dạy anh em chúng tôi chặt bỏ; và bảo chúng tôi gánh nước tưới cây héo úa xung quanh chùa. Ôn bảo: "Cảnh vật bên ngoài thường ảnh hưởng đến nội tâm chúng ta, và ngược lại, nội tâm chúng ta cũng tác động đến ngoại cảnh không ít. Thế nên: 
“Ngoài trang nghiêm sự tưởng hãy tu. Trong tự tại kính lòng hằng đọc”

Có những lúc khan hiếm củi anh em chúng tôi phải cưa cây để đốt. Thấy thế, Ôn nói: "Quân tử bất khí" (Người quân tử không giống như những dụng cụ). Bởi vì các thứ dụng cụ chỉ dùng được một việc. Trái lại người quân tử thì phải đa năng đa dụng, dùng tài năng của mình làm nhiều điều lợi ích khác nhau. Thực là một bài học tuy ngắn mà rất thâm thúy.

Những lời dạy thống thiết nhất in đậm vào tâm hồn tôi và mãi mãi không quên là những lời Ôn dạy năm 1968, tại Già Lam, khi tôi xin phép từ gi ã Ôn về phụ trách Bồ Đề Nha Trang. Đêm đó Ôn tâm tình khá lâu, nói về kinh nghiệm sống, làm việc, tiếp xúc với đời, tránh những cạm bẫy, làm thế nào để giữ vững đạo tâm, không quên chánh niệm. Đại khái có thể tóm tắt vào câu: "Tục giới nặng mê lầm, tà chú bủa tung nghìn phép đọa; chân tu hằng tinh tấn, chính tâm thu gọn một lần siêu." 

Mỗi lần gặp những hoàn cảnh trắc trở, nhớ lại lời Ôn, tôi như được tiếp thêm sức để vượt qua thử thách. Ngày xưa khi Phật còn tại thế, các đại đệ tử thường tán thán Phật: “Con từ miệng Phật sinh ra, từ pháp Phật trưởng thành.” Đại ý bảo: Nhờ Phật mà mình có trí tuệ. Giờ đây Đức Thế Tôn không còn nữa, người xuất gia phần lớn nương vào nhân cách và đức độ của Thầy - một bài học sống - để trưởng dưỡng pháp thân, nuôi lớn huệ mạng. Trên hành trình luân hồi vô tận, chúng ta gặp nhau đây, nào phải sự ngẫu nhiên, biết đâu chẳng là:

“Thầy xưa bao thưở vẫn thầy nay?”

Bình sinh Ôn rất thích trúc, và thường ca ngợi đức tính của trúc:

“Vị xuất địa thời tiên hửu tiết 

Chí lăng vân xứ cánh vô tâm” 
(Chưa ra khỏi đất đà có đốt,
Cao vút tầng mây vẫn rỗng lòng)
Và bài thơ xuân của Ôn năm l963 có câu:

“Đốt nén hương nguyện cầu sám hối, 
Trước sau giữ trọn chữ không tâm”

Phải chăng hạnh nguyện vô tâm của Ôn đã biến thành một đức tính tự nhiên.

Trên trần thế bộn bề, nhiều khi phải tùy nghi phương tiện để chu toàn Phật sự, nhưng vẫn không rời trí tuệ và lòng bi mẫn. Giốc hết tâm lực làm những Phật sự cần thiết, miễn là lợi ích cho nhiều người, còn thành hay bại ít có quan tâm. Ôn thường nhắc các phật tử: “Quý vị quy y tôi, đừng nghĩ chỉ có tôi là Thầy mình, mà phải xem chư Tăng ai cũng là bổn sư của mình, hết lòng tôn kính và phụng sự.” 

Có lẽ do thái độ vô ngã, vô tâm này mà các đệ tử càng ngưỡng mộ khâm phục, và rất hãnh diện được làm đệ tử Ôn.
Trong hàng đệ tử, nếu ai có lổi lầm, Ôn thương gọi về răn bảo, động viên bằng những lời lẽ ôn tồn, cử chỉ thâm tình, nhưng không kém vẻ uy nghiêm, khiến cho người phạm lỗi càng kính, càng sợ và khắc cốt ghi lòng mãi mãi những lời vàng ngọc. 

Mỗi lần đọc đến đoạn lịch sử nói về tình Thầy trò ông Chu Văn An, không lần nào là tôi không xúc động đến rơi nước mắt. Trong hàng môn sinh của ông có người làm đến Hành khiển (Chức tương đương với Tể tướng); thế mà mỗi lần về thăm Thầy đều đảnh lễ dưới giường. Nếu ai có lỗi ông thẳng thắn khiển trách, khiến người phạm lỗi không những không dám có một ý nghĩ nào buồn phiền mà còn lấy làm sung sướng, hãnh diện. Ôi! cái nhân cách và đức độ của Thầy đã cảm hóa học trò đến thế đấy!

Dòng đời trôi chảy, lịch sử biến thiên, cuộc sống tu hành có những lúc gặp nhiều trắc trở; chúng ta tưởng dường như không vượt nổi; nhưng Ôn dạy: “Khó hay dễ là tại mình. Vả lại, trên mảnh đất phì nhiêu chưa hẳn đã là nơi thích hợp cho cây đạo đơm hoa kết trái” Lời dạy tuy đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa.

Hồi tưởng lại buổi sáng hôm rước kim quan của Ôn nhập bảo tháp, trong lúc thất chúng đệ tử ngậm ngùi, thương tiếc, tiễn đưa Ôn lần cuối, thì bầu trời Sài Gòn phủ một màu tang, trên vòm mây xám rơi xuống những hạt mưa lấm tấm. Phải chăng “Sơn hà bi lệ”, cỏ cây cũng thương tiếc tiễn đưa Người!

Giờ đây, mỗi lần về lại chùa Già Lam, tuy không còn được diễm phúc chiêm ngưỡng thân tướng uy nghiêm của Ôn nhưng từ dung của Ôn như còn ẩn hiện đó đây, và pháp âm của Ôn vẫn đồng vọng bất tuyệt

Xem thêm:

Pháp âm đồng vọng

Thời gian thấm thoát trôi qua, nay đã đến ngày giỗ của Ôn. Tôi muốn viết vài dòng để ghi lại những kỷ niệm cao đẹp qua bao tháng năm được may mắn gần Ôn, nghe lời Ôn dạy, ngắm nhìn hình bóng uy nghiêm của Ôn, tất cả như những dấu ấn thiêng liêng, in đậm vào tâm não của tôi từ thời thơ ấu. Nhưng mỗi lần cầm bút định viết, rồi lại bỏ bút. Tôi càng thấy khó biết bao nhiêu thì càng cảm thông trường hợp ngài Thần Tú định dâng kệ lên Ngũ Tổ bấy nhiêu. Đã bao nhiêu lần Thần Tú định dâng kệ lên Ngũ Tổ, nhưng mỗi lần tới cửa thì sợ toát mồ hôi, lại bỏ cuộc cuối cùng đành đánh bạo viết bài kệ của mình lên vách chùa.

Giờ đây ngồi hồi tưởng lại những năm tháng sống ở Phật Học Viện Nha Trang sao mà đẹp quá! Xiết bao những hình ảnh thân thương, những kỷ niệm êm đềm. Tôi nhớ mãi một Giáo Sư Bồ Đề Nha trang, sau giờ dạy học, ông ghé lên thăm viện, đã bày tỏ nỗi lòng: “Mỗi lần lên đồi Trại Thủy, thăm Phật Học Viện, tôi cảm thấy như trút bỏ bao lớp bụi hồng, lòng nhẹ nhỏm lâng lâng thoát tục.” Một cảnh trí khang trang như vậy không phải bỗng nhiên có được, hẳn phải tốn bao nhiêu tâm lực, mà có lẽ công lao của Ôn không ít. Người xưa đã từng bảo:

“Sơn bất tại cao, hữu tiên tắc danh Thủy bất tại thâm, hữu long tắc linh
(Núi không cần cao, có tiên ở thì nổi tiếng, Đầm chẳng cần sâu, có rồng ẩn thì linh thiêng)

Cảnh trí tân kỳ phần lớn là do bàn tay con người kiến tạo. Không những Ôn lo xây dựng các ngôi tịnh thất để làm tôn nghiêm cảnh trí Già lam, mà Ôn còn để tâm chăm sóc, uốn nắn từng người tùy theo từng hoàn cảnh. Năm 1958 vào dịp tết, tôi xin phép Ôn về thăm nhà, Ôn dạy: “Người xuất gia là mang hoài bão siêu việt, muốn cất bước đến một chân trời cao rộng; nay ông đã cắt ái từ thân, thì không nên quyến luyến nhiều với tình cảm gia đình, mà phải giốc tâm cầu đạo giải thoát. Vì duyên trần thì dễ nhiễm, mà chí đạo thực khó thành.” Qua lời Ôn dạy, tôi chỉ biết cúi đầu vâng lệnh, ở lại viện ăn tết. Một cái tết tuy cô liêu, đạm bạc, nhưng có thì giờ để đọc sách, học hỏi; sau này kiểm điểm lại thì thấy mình được ơn ích biết bao!

Một hôm Ôn bảo các học tăng dịch và bình luận câu: “Lão ô bách tuế, bất như phượng hoàng sơ sinh” (Chim quạ dù sống trăm tuổi cũng không bằng phượng hoàng mới sinh). Nếu ai nói đúng ý, Ôn sẽ thưởng. Lúc đó anh em đang bận thi, và sợ nói không đúng ý Ôn, nên không ai làm. Nhưng nào ngờ Ôn có ý ngầm, muốn ví anh em như phượng hoàng con. Đó là một hình thức cổ vũ tinh thần thâm trầm và tế nhị.


Phật pháp ứng dụng pháp âm đồng vọng

Bấy giờ hầu hết học Tăng đều sang học bên trường Bồ Đề. Bữa nọ đạo hữu trưởng ban quản trị trường đi khắp các lớp để nhắc nhở học sinh, trong đó có cả học Tăng, đôi chỗ ông nói quá lời, anh em hơi buồn, định nghỉ một tuần rồi đi học lại. Văn phòng trường thấy vắng học Tăng, gọi điện thoại báo tin Ôn biết. Ôn bèn kêu tất cả xuống, khiển trách khá nặng, mấy chú điệu nhỏ còn bị ăn đòn. Ôn nói: “Nhẫn là vật báu vô giá của mình, không nhẫn thì tai họa không lường trước được (Nhẫn thị thân chi bảo, bất nhẫn thân chi ương). 

Nay người ta ban cho mình một cơ hội để thực hành hạnh nhẫn mà không biết ơn họ, các ông còn định nghỉ học nghĩa là sao? Ngày mai tất cả qua xin lỗi văn phòng và tiếp tục học lại.” Anh em chúng tôi đều răm rắp tuân lời, nhưng lòng vẫn thấy hơi buồn buồn. Có lẽ Ôn cũng nhận ra cách xử sự của đạo hữu kia có chỗ chưa phải, nhưng Ôn vẫn giữ thái độ kính trọng vị ấy thỉ chung như nhất. Thế mới biết, đối với học trò mình, Ôn tỏ ra nghiêm khắc, mà đối với người ngoài thì độ lượng bao dung. Đó là kinh nghiệm của người đã thấu triệt tình đời. Điệu này đến lúc đi dạy học tôi mới nhận ra. Nếu đặt địa vị mình vào trường hợp của Ôn, thì mình cũng xử sự như vậy. Càng nghĩ lại, tôi càng thương kính và cảm phục. Thảo nào ca dao của ta chẳng từng bảo:

"Đường dài mới biết ngựa hay 
Nuôi con mới biết ân rày mẹ cha"
Và phương Tây có câu danh ngôn đầy ý nghĩa: “Lúc 20 tuổi con tưởng là con bằng cha. Lúc 25 tuổi con cho là con hơn cha. Nhưng đến lúc 40 tuổi con mới biết chắc chắn là con kém thua cha.”

Cuộc tranh đấu đòi tự do tín ngưỡng của Phật giáo năm 1963, vào những giai đoạn quá gay go, có kẻ muốn ngã lòng. Đến khi cuộc tranh đấu thành công, chính Ôn lại mở lượng khoan dung, chở che cho những người đã ngã lòng bỏ cuộc. Thế mới biết tấm lòng của Ôn bao la chừng nào! Liên tưởng đến sự kiện này, tôi nhớ lại một câu đối tại Phật Học Viện Nha Trang vào dịp tết, nói về hạnh nguyện của Đức Từ thị Di Lặc:

"Đại  dỗ  năng  dung,  dung  thế  gian  nan dung chi sự" (Bụng lớn hay dung, dung những việc khó dung trong thiên hạ). Phải chăng Ôn noi theo hạnh nguyện từ bi của đức Di Lặc? Mỗi lần đi dâu xa trở về Phật học viện, hễ thấy những cành cây khô thì Ôn dạy anh em chúng tôi chặt bỏ; và bảo chúng tôi gánh nước tưới cây héo úa xung quanh chùa. Ôn bảo: "Cảnh vật bên ngoài thường ảnh hưởng đến nội tâm chúng ta, và ngược lại, nội tâm chúng ta cũng tác động đến ngoại cảnh không ít. Thế nên: 
“Ngoài trang nghiêm sự tưởng hãy tu. Trong tự tại kính lòng hằng đọc”

Có những lúc khan hiếm củi anh em chúng tôi phải cưa cây để đốt. Thấy thế, Ôn nói: "Quân tử bất khí" (Người quân tử không giống như những dụng cụ). Bởi vì các thứ dụng cụ chỉ dùng được một việc. Trái lại người quân tử thì phải đa năng đa dụng, dùng tài năng của mình làm nhiều điều lợi ích khác nhau. Thực là một bài học tuy ngắn mà rất thâm thúy.

Những lời dạy thống thiết nhất in đậm vào tâm hồn tôi và mãi mãi không quên là những lời Ôn dạy năm 1968, tại Già Lam, khi tôi xin phép từ gi ã Ôn về phụ trách Bồ Đề Nha Trang. Đêm đó Ôn tâm tình khá lâu, nói về kinh nghiệm sống, làm việc, tiếp xúc với đời, tránh những cạm bẫy, làm thế nào để giữ vững đạo tâm, không quên chánh niệm. Đại khái có thể tóm tắt vào câu: "Tục giới nặng mê lầm, tà chú bủa tung nghìn phép đọa; chân tu hằng tinh tấn, chính tâm thu gọn một lần siêu." 

Mỗi lần gặp những hoàn cảnh trắc trở, nhớ lại lời Ôn, tôi như được tiếp thêm sức để vượt qua thử thách. Ngày xưa khi Phật còn tại thế, các đại đệ tử thường tán thán Phật: “Con từ miệng Phật sinh ra, từ pháp Phật trưởng thành.” Đại ý bảo: Nhờ Phật mà mình có trí tuệ. Giờ đây Đức Thế Tôn không còn nữa, người xuất gia phần lớn nương vào nhân cách và đức độ của Thầy - một bài học sống - để trưởng dưỡng pháp thân, nuôi lớn huệ mạng. Trên hành trình luân hồi vô tận, chúng ta gặp nhau đây, nào phải sự ngẫu nhiên, biết đâu chẳng là:

“Thầy xưa bao thưở vẫn thầy nay?”

Bình sinh Ôn rất thích trúc, và thường ca ngợi đức tính của trúc:

“Vị xuất địa thời tiên hửu tiết 

Chí lăng vân xứ cánh vô tâm” 
(Chưa ra khỏi đất đà có đốt,
Cao vút tầng mây vẫn rỗng lòng)
Và bài thơ xuân của Ôn năm l963 có câu:

“Đốt nén hương nguyện cầu sám hối, 
Trước sau giữ trọn chữ không tâm”

Phải chăng hạnh nguyện vô tâm của Ôn đã biến thành một đức tính tự nhiên.

Trên trần thế bộn bề, nhiều khi phải tùy nghi phương tiện để chu toàn Phật sự, nhưng vẫn không rời trí tuệ và lòng bi mẫn. Giốc hết tâm lực làm những Phật sự cần thiết, miễn là lợi ích cho nhiều người, còn thành hay bại ít có quan tâm. Ôn thường nhắc các phật tử: “Quý vị quy y tôi, đừng nghĩ chỉ có tôi là Thầy mình, mà phải xem chư Tăng ai cũng là bổn sư của mình, hết lòng tôn kính và phụng sự.” 

Có lẽ do thái độ vô ngã, vô tâm này mà các đệ tử càng ngưỡng mộ khâm phục, và rất hãnh diện được làm đệ tử Ôn.
Trong hàng đệ tử, nếu ai có lổi lầm, Ôn thương gọi về răn bảo, động viên bằng những lời lẽ ôn tồn, cử chỉ thâm tình, nhưng không kém vẻ uy nghiêm, khiến cho người phạm lỗi càng kính, càng sợ và khắc cốt ghi lòng mãi mãi những lời vàng ngọc. 

Mỗi lần đọc đến đoạn lịch sử nói về tình Thầy trò ông Chu Văn An, không lần nào là tôi không xúc động đến rơi nước mắt. Trong hàng môn sinh của ông có người làm đến Hành khiển (Chức tương đương với Tể tướng); thế mà mỗi lần về thăm Thầy đều đảnh lễ dưới giường. Nếu ai có lỗi ông thẳng thắn khiển trách, khiến người phạm lỗi không những không dám có một ý nghĩ nào buồn phiền mà còn lấy làm sung sướng, hãnh diện. Ôi! cái nhân cách và đức độ của Thầy đã cảm hóa học trò đến thế đấy!

Dòng đời trôi chảy, lịch sử biến thiên, cuộc sống tu hành có những lúc gặp nhiều trắc trở; chúng ta tưởng dường như không vượt nổi; nhưng Ôn dạy: “Khó hay dễ là tại mình. Vả lại, trên mảnh đất phì nhiêu chưa hẳn đã là nơi thích hợp cho cây đạo đơm hoa kết trái” Lời dạy tuy đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa.

Hồi tưởng lại buổi sáng hôm rước kim quan của Ôn nhập bảo tháp, trong lúc thất chúng đệ tử ngậm ngùi, thương tiếc, tiễn đưa Ôn lần cuối, thì bầu trời Sài Gòn phủ một màu tang, trên vòm mây xám rơi xuống những hạt mưa lấm tấm. Phải chăng “Sơn hà bi lệ”, cỏ cây cũng thương tiếc tiễn đưa Người!

Giờ đây, mỗi lần về lại chùa Già Lam, tuy không còn được diễm phúc chiêm ngưỡng thân tướng uy nghiêm của Ôn nhưng từ dung của Ôn như còn ẩn hiện đó đây, và pháp âm của Ôn vẫn đồng vọng bất tuyệt

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng thở chánh niệm

Mỗi ngày tôi ngồi yên
Tập thở theo chánh niệm
Tự khắc ngưng ưu phiền
Tâm không còn ô nhiễm

Mỗi ngày tôi tĩnh lặng
Môi mỉm cười ngắm hoa
Ngay đó tâm cảm nhận
Hoa tươi cười nhìn ta

Mỗi ngày tôi tập viết
Tay mài mực, bút lông
Trong tâm không phân biệt
Chữ giống rắn hay rồng

Mỗi ngày tôi dọn dẹp
Nhặt rác từ bên trong
Mong mảnh vườn nhỏ hẹp
Rộng mở một tấm lòng

Xem thêm:

Thở chánh niệm

Phật pháp ứng dụng thở chánh niệm

Mỗi ngày tôi ngồi yên
Tập thở theo chánh niệm
Tự khắc ngưng ưu phiền
Tâm không còn ô nhiễm

Mỗi ngày tôi tĩnh lặng
Môi mỉm cười ngắm hoa
Ngay đó tâm cảm nhận
Hoa tươi cười nhìn ta

Mỗi ngày tôi tập viết
Tay mài mực, bút lông
Trong tâm không phân biệt
Chữ giống rắn hay rồng

Mỗi ngày tôi dọn dẹp
Nhặt rác từ bên trong
Mong mảnh vườn nhỏ hẹp
Rộng mở một tấm lòng

Xem thêm:
Đọc thêm..
Đôi mắt em buồn 
Nơi đó mỗi đêm ngủ 
Cồn cào một giấc mơ
Châu Phi xanh đồng lúa chín

Nụ cười em buồn
Nơi đó mỗi ngày thức dậy
Bình minh khắc khoải bước đi
Mở Châu Phi một chân trời khác

Phật pháp ứng dụng giấc mơ em nhỏ châu Phi


Đôi chân cỏ khô
Vẽ không nổi con đường xanh Thân thể lạnh
Vĩnh viễn giấc mơ khép lại Yaguine, Fodé*
Bạn bè viết tên hai em trên áo 
Những kẻ tuẫn đạo Châu Phi 
Cho một bầu trời mơ ước

Cho tôi được khóc
Hạt nước mắt Châu Á buồn
Cho tôi được chia
Hạt nước mắt Châu Á vàng
Khóc trên những giấc mơ đen…

Xem thêm:

Giấc mơ em nhỏ châu Phi

Đôi mắt em buồn 
Nơi đó mỗi đêm ngủ 
Cồn cào một giấc mơ
Châu Phi xanh đồng lúa chín

Nụ cười em buồn
Nơi đó mỗi ngày thức dậy
Bình minh khắc khoải bước đi
Mở Châu Phi một chân trời khác

Phật pháp ứng dụng giấc mơ em nhỏ châu Phi


Đôi chân cỏ khô
Vẽ không nổi con đường xanh Thân thể lạnh
Vĩnh viễn giấc mơ khép lại Yaguine, Fodé*
Bạn bè viết tên hai em trên áo 
Những kẻ tuẫn đạo Châu Phi 
Cho một bầu trời mơ ước

Cho tôi được khóc
Hạt nước mắt Châu Á buồn
Cho tôi được chia
Hạt nước mắt Châu Á vàng
Khóc trên những giấc mơ đen…

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng truyện ngắn 108 chữ



MỘT CÁCH MỚI

Bọn trẻ lên chùa học tiếng Việt, lễ Phật, tụng kinh. Các em rất thành tâm nhưng có một số uể oải và nói:

- Thưa thầy, chúng con nghe tụng kinh toàn chữ Tàu và laị ê a... nghe còn chưa rõ thì nói gì hiểu!
Thầy cười thông cảm:
- Con nói đúng! đây là vấn đề rất thiết thực hành theo lối cũ thì bọn trẻ các con không thể hiểu được. Thầy sẽ bàn với các bậc sáng suốt tìm một cách mới để các con tiếp nhận dễ hơn.

Các phụ huynh cũng noí với thầy:

- Mong có cách mới phù hợp với bọn trẻ.

KHOẢNG CÁCH CÒN XA

Trên đường có người phía trước lái quá chậm làm cậu chủ bực mình gây sự. Máy hì hục nói:

- Cậu chủ vừa tụng Lục Độ, Tứ Hoằng Thệ Nguyện ngon lành, vậy mà mới ra xa lộ đã bóp còi inh ỏi lại còn đưa ngón giữa chửi người ta nữa chứ!
Thắng xe bảo:

- Đường nội bộ nhiều con trẻ chơi vậy mà cậu ta còn phóng ào ào. Tôi nhiều lần thắng gấp muốn bốc cháy luôn!

Đèn xe nghe thế chớp chớp hỏi:
- Các cậu có nghe người xưa nói gì không? "Giữa lời nói và việc làm có một khoảng cách rất xa."

CÁI TÔI

Vườn xuân hương sắc ngạt ngào, bướm ong la đà vây lấy muôn hoa. Thấy vậy hoa sanh lòng ngã mạn:

- Tôi đẹp và thơm biết bao. Tôi có giá trị nhất ở đây, nếu không có tôi thì tất cả cũng chẳng có giá trị gì!

Rễ giận tím mặt:
-Chúng ta âm thầm cung cấp dưỡng chất lại còn bị khinh khi!

Lá cũng nói:
- Bọn tôi thở cho họ thế
mà họ lại coi không ra gì!
Lá, rễ bèn rủ ngưng họat động, hai ngày sau hoa chết. Bọn bướm bảo nhau:

- Cùng cộng sinh nhưng vì cái tôi lớn quá mà họa lây

TRỚT QUỚT

Ngày hăm ba táo xứ Quỡn về thiên đình báo cáo:
- Bẩm Ngọc Hoàng, xứ này giờ ô nhiễm nặng nề, thiên nhiên bị tàn phá kinh khủng, chất độc có trong đất, nước, thực phẩm... tràn lan; lễ hội thì buôn thần bán thánh, cướp, giật, đấm, đá... Tình hình rất nghiêm trọng!

Thiên đình xì xào bàn tán. Ngọc Hoàng hỏi:

- Vậy họ có phương cách gì không?

- Dạ  thưa,  không!  Dân
tình ta thán nhưng quan quyền thì trả lời trớt quớt: "Tất cả đều ở ngưỡng an toàn."

Diêm Vương bước ra quỳ thưa:

- Thần e rồi đây Diêm Phủ không còn chỗ chứa!

HÀI HÒA

Đàn chim di cư về phương nam tránh rét. Khi bay qua khu vườn đậu xuống tranh thủ kiếm thức ăn. Bọn sóc trông thấy cười chế nhạo:

- Tại sao năm nào các cậu cũng di cư, bay hàng vạn dặm cho mệt vậy? thậm chí lắm kẻ chết giữa đường.

Bọn chim bèn vặn lại:

- Tại sao các cậu không di cư? Có kẻ lạnh quá chết cứng trong bộng cây.

Bác cú già cù rúc:

- Loài   nào   tánh   nấy, không thể bắt kẻ khác theo mình. Mình cũng chẳng cần theo kẻ khác, nếu biết tôn trọng sự khác nhau thì đời sống sẽ hài hoà.

Xem thêm:

Truyện ngắn 108 chữ

Phật pháp ứng dụng truyện ngắn 108 chữ



MỘT CÁCH MỚI

Bọn trẻ lên chùa học tiếng Việt, lễ Phật, tụng kinh. Các em rất thành tâm nhưng có một số uể oải và nói:

- Thưa thầy, chúng con nghe tụng kinh toàn chữ Tàu và laị ê a... nghe còn chưa rõ thì nói gì hiểu!
Thầy cười thông cảm:
- Con nói đúng! đây là vấn đề rất thiết thực hành theo lối cũ thì bọn trẻ các con không thể hiểu được. Thầy sẽ bàn với các bậc sáng suốt tìm một cách mới để các con tiếp nhận dễ hơn.

Các phụ huynh cũng noí với thầy:

- Mong có cách mới phù hợp với bọn trẻ.

KHOẢNG CÁCH CÒN XA

Trên đường có người phía trước lái quá chậm làm cậu chủ bực mình gây sự. Máy hì hục nói:

- Cậu chủ vừa tụng Lục Độ, Tứ Hoằng Thệ Nguyện ngon lành, vậy mà mới ra xa lộ đã bóp còi inh ỏi lại còn đưa ngón giữa chửi người ta nữa chứ!
Thắng xe bảo:

- Đường nội bộ nhiều con trẻ chơi vậy mà cậu ta còn phóng ào ào. Tôi nhiều lần thắng gấp muốn bốc cháy luôn!

Đèn xe nghe thế chớp chớp hỏi:
- Các cậu có nghe người xưa nói gì không? "Giữa lời nói và việc làm có một khoảng cách rất xa."

CÁI TÔI

Vườn xuân hương sắc ngạt ngào, bướm ong la đà vây lấy muôn hoa. Thấy vậy hoa sanh lòng ngã mạn:

- Tôi đẹp và thơm biết bao. Tôi có giá trị nhất ở đây, nếu không có tôi thì tất cả cũng chẳng có giá trị gì!

Rễ giận tím mặt:
-Chúng ta âm thầm cung cấp dưỡng chất lại còn bị khinh khi!

Lá cũng nói:
- Bọn tôi thở cho họ thế
mà họ lại coi không ra gì!
Lá, rễ bèn rủ ngưng họat động, hai ngày sau hoa chết. Bọn bướm bảo nhau:

- Cùng cộng sinh nhưng vì cái tôi lớn quá mà họa lây

TRỚT QUỚT

Ngày hăm ba táo xứ Quỡn về thiên đình báo cáo:
- Bẩm Ngọc Hoàng, xứ này giờ ô nhiễm nặng nề, thiên nhiên bị tàn phá kinh khủng, chất độc có trong đất, nước, thực phẩm... tràn lan; lễ hội thì buôn thần bán thánh, cướp, giật, đấm, đá... Tình hình rất nghiêm trọng!

Thiên đình xì xào bàn tán. Ngọc Hoàng hỏi:

- Vậy họ có phương cách gì không?

- Dạ  thưa,  không!  Dân
tình ta thán nhưng quan quyền thì trả lời trớt quớt: "Tất cả đều ở ngưỡng an toàn."

Diêm Vương bước ra quỳ thưa:

- Thần e rồi đây Diêm Phủ không còn chỗ chứa!

HÀI HÒA

Đàn chim di cư về phương nam tránh rét. Khi bay qua khu vườn đậu xuống tranh thủ kiếm thức ăn. Bọn sóc trông thấy cười chế nhạo:

- Tại sao năm nào các cậu cũng di cư, bay hàng vạn dặm cho mệt vậy? thậm chí lắm kẻ chết giữa đường.

Bọn chim bèn vặn lại:

- Tại sao các cậu không di cư? Có kẻ lạnh quá chết cứng trong bộng cây.

Bác cú già cù rúc:

- Loài   nào   tánh   nấy, không thể bắt kẻ khác theo mình. Mình cũng chẳng cần theo kẻ khác, nếu biết tôn trọng sự khác nhau thì đời sống sẽ hài hoà.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Kiến hòa cùng nhau giải bày, nghĩa là thấy biết những điều hay lẽ phải thì giải bày cho nhau cùng hiểu. Trong một gia đình, trình độ kiến thức của mọi người có ngang nhau thì mới cảm thông với nhau, cho nên chồng vợ mỗi người phải:

1) - Trao Đổi Ý Kiến Với Nhau Cùng Hiểu:

Bước chân vào đời, không ai tự hào rằng mình thông hiểu hết mọi mặt của lẽ sống và cũng không ai có kinh nghiệm lão luyện hết mọi nghề theo nhu cầu cho gia đình mà không cần đến sự học hỏi của kẻ khác, nhất là sự phức tạp của xã hội quan hệ đến cuộc sống của con người. Người giỏi về phương diện kỹ sư nông nghiệp nhưng không giỏi về ngành khoa học cơ giới, người giỏi về ngành bác sĩ trị liệu thân bệnh nhưng không giỏi về chuyên môn trị liệu tâm bệnh, v.v... Trong tinh thần duyên sanh, sự sống còn của chúng ta không thể thiếu những ngành chuyên môn cung ứng, kể cả chuyên môn về tinh thần cho mặt tâm linh. 

Do đó chúng ta cần phải thâu thập những ý hiến hay bên ngoài để bổ túc cho đời sống của chúng ta mỗi ngày được tốt đẹp hơn. Cho nên một gia đình muốn đạt được những thành quả tốt đẹp cho cuộc sống, người chồng hay người vợ, bất cứ ai đã thâu thập được bất cứ điều gì hay hoặc những kinh nghiệm nào tốt ở bên ngoài cần phải trao đổi cho nhau cùng hiểu cùng thông suốt để cùng nhau chia xẻ và cùng bổ túc cho nếp sống gia đình ngày thêm thăng tiến. Có hiểu biết có thông suốt như nhau thì mới có sự hòa hợp cùng một nhịp điệu trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Đã sống chung với nhau nếu kiến thức bất đồng, không cùng hiểu biết, không cùng thông suốt, kẻ thì thấy xa, người thì thấy gần, kẻ thì quan niệm sâu sắc, người thì quan niệm nông cạn, tình trạng như thế thì không thể nào thành công trong cùng một ý hướng xây dựng.

Nhưng chúng ta cần nên nhận thức rằng, không phải tất cả những điều tốt trong xã hội đều là nhu cầu thiết yếu của gia đình mà ở đây chúng ta cần phải biết sống hạnh tùy duyên theo hoàn cảnh, nghĩa là phải biết chọn lựa những điều tốt nào quan hệ không thể thiếu sự có mặt của nó trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình làm cẩm nang cho đời sống. Nói cách khác, chúng ta nên lấy gia đình làm nền tảng và chọn những điều tốt nào theo nhu cầu của gia đình mà không nên chạy theo sự phồn hoa của xã hội mà khả năng gia đình không đáp ứng nổi, đúng với châm ngôn: “Liệu cơm gắp mắm.”

Nói tóm lại, sống chung trong một gia đình, chúng ta cần phải trao đổi với nhau những ý kiến hay và những điều kinh nghiệm tốt mà chúng ta đã thâu nhặt được từ bên ngoài để cùng nhau hiểu biết cùng nhau chia xẻ và chỉ áp dụng những hiểu biết nào, những kinh nghiệm nào mà nhu cầu gia đình cần thiết phải có.

2)- Chia Xẻ Với Nhau Khi Bị Thất Bại:

Trên tinh thần đồng lao cộng khổ, vui cùng hưởng khổ cùng chịu, chồng vợ khi người nào gặp phải những hoàn cảnh trái ngang như bị thất nghiệp hay làm ăn bị thất bại, v.v... thì người kia phải có tinh thần thông cảm, nên chia xẻ và an ủi, khuyến khích cho họ lên tinh thần để đủ sức đương đầu với những trở ngại dồn dập đưa đến. Trong những hoàn cảnh đó, người chồng hay người vợ khi gặp đôi chút khó khăn không nên có thái độ phũ phàng trách móc đối với bạn đời của mình đang trong tình trạng khổ đau lo lắng và cũng không nên tự mình rẽ sang lối khác chạy theo sự tham vọng riêng tư vô tình đưa tâm trạng kẻ bị thất bại vào con đường quẫn trí đồng thời cũng gây tạo cho gia đình đáng lý phải được êm ấm hạnh phúc trở nên xáo trộn bất an đốt cháy niềm tin của nhau.

Con người nên biết rằng cuộc đời không phải tuyệt đối, luôn luôn có hai mặt: có tốt có xấu, có thạnh có suy, có lúc sung sướng tràn đầy và cũng có khi đau khổ giăng mắc bủa vây. Con người sống trong cuộc đời khi nắm bắt được những may mắn đến với mình không nên có thái độ tự hào và khi gặp lúc những bất hạnh bủa vây cũng không nên thối chí ngã lòng mà phải giữ vững niềm tin chờ cơ hội một ngày nào đó bình minh sẽ trở lại.

Phật pháp ứng dụng xây dựng hạnh phúc gia đình


Giữ vững niềm tin có nghĩa là giữa chồng và vợ phải hợp tác chặt chẽ với nhau, chia xẻ niềm đau cho nhau trong mọi hoàn cảnh để đủ can đảm đương đầu trước những khó khăn mang đến và tin tưởng đời sống của mình sau cơn gió lốc đi qua nó sẽ tươi sáng trở lại.

Muốn giữ vững niềm tin để chia xẻ với nhau khi bị thất bại, chồng và vợ phải chọn lấy hạnh phúc gia đình làm nền tảng căn bản để vượt qua mà ở đây không phải chọn lấy chủ nghĩa cá nhân làm nhu yếu cho lẽ sống. Chồng hay vợ nếu như chọn lấy chủ nghĩa cá nhân làm nhu yếu cho lẽ sống thì vô tình đạp đổ nền tảng hạnh phúc gia đình, việc sống chung trở nên rã nát và cũng từ đó hạnh phúc cá nhân sẽ mất đi điểm tựa về mặt tâm linh, rồi đưa đời sống con người tuột dần xuống vực thẳm của hố sâu đau khổ. Cho nên đôi chồng vợ phải ý niệm rõ tinh thần đồng lao cộng khổ mặc dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc đời thăng hay trầm, vinh hay nhục, cùng nhau đồng tâm chia xẻ một cách chân thành thì không bao giờ cản trở được bước tiến của mình trên con đường xây dựng nếp sống an lạc hạnh phúc chân thật.

3)- Biết Cách Sống Để Được Hạnh Phúc Bền Lâu:

Cổ Đức có câu: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống.” Khôn gọi cho đủ là khôn ngoan lanh lợi, nghĩa là người có trí khôn biết phân biệt lợi hại phải quấy, biết hoạt bát xoay trở, biết cách nói năng lanh lợi hấp dẫn. Dại là dại khờ đần độn, nghĩa là người ngu dại tối dạ, chậm chạp, ít hiểu biết, ít phân biệt phải quấy, thua kém đủ mọi mặt. Biết là nhận biết, nghĩa là người nhận chân được sự việc đã xảy ra và biết mình sống như thế nào cho hợp lý.

a)- Khôn Cũng Chết:

Chữ chết ở đây có nghĩa là bị chết vì đói khổ. Khôn cũng chết, nghĩa là người khôn ngoan lanh lợi rồi sẽ bị chết vì đói khổ do bởi thất bại mọi mặt trong trường đời. Trong trường đời, người nào tỏ ra mình khôn ngoan lanh lợi xuất sắc hơn hết thì sẽ bị mọi người ganh ghét và mỗi khi ganh ghét thì họ tìm đủ mọi cách bao vây, ruồng bỏ, cô lập, nhằm mục đích phá hoại bước tiến của họ không cho ngóc đầu lên trong xã hội và cố đẩy họ rơi vào hố thẳm của khổ đau trong cuộc đời cho thỏa dạ.

Theo lẽ sự sống của chúng ta quan hệ chặt chẽ vô cùng với xã hội trong mọi hoàn cảnh với tinh thần đùm bọc chở che đúng với câu tục ngữ: “Bà con xa không bằng lối xóm gần,” mà ở đây chúng ta vì nổi bật sự khôn ngoan lanh lợi cho nên bị xã hội ganh ghét ruồng bỏ thì làm sao sóng yên gió lặng được, vì thế châm ngôn mới có câu “Khôn cũng chết.” 

b)- Dại Cũng Chết:

Dại cũng chết, nghĩa là người dại khờ đần độn thiếu hiểu biết, gặp đâu tin đó cho nên thường bị người đời lợi dụng đến tận cùng xương tủy, đến khi hết sôi rồi việc liền bị đào thải, vắt chanh bỏ vỏ, sống lây lất bên vỉa hè của xã hội cho đến trút hơi thở cuối cùng, vì thế châm ngôn có câu “Dại cũng chết.”

c)- Biết Mới Sống:

Biết mới sống, nghĩa là người phải biết cách sống mới được hạnh phúc bền lâu. Người biết cách sống nghĩa là người không phải hạng dại khờ đần độn và cũng không phải thuộc về hạng khôn ngoan lanh lợi như trình bày ở trước.

*)- Hạng dại khờ đần dộn là hạng không có trí tuệ sáng suốt và hạng này cần tu tập đào luyện để có trí tuệ sáng suốt; người có trí tuệ sáng suốt mới có thể chẳng những hiểu rõ mặt thật và mặt trái của tất cả pháp mà còn có thể hiểu rõ toàn diện và cả đến chiều sâu (phía bên trong) của tất cả pháp.

*) - Còn hạng khôn ngoan lanh lợi cũng không phải là hạng có trí tuệ sáng suốt. Hạng khôn ngoan lanh lợi luôn luôn sống bằng xảo thuật để đạt đến mục tiêu của sự ham muốn mà không thấy được những tai họa ở phía sau, chỉ biết những lợi dưỡng trước mắt mà không đoán được những biến cố sẽ đưa đến ở tương lai. Đã vậy khi đắc thế họ còn thường hay tỏ thái độ cao ngạo tự đắc mục hạ vô nhân.

*)- Riêng hạng biết cách sống để được hạnh phúc là hạng người có trí tuệ biết trước được những hậu quả của sự việc và biết dự trù để tránh khỏi những hậu quả đó xảy đến. Nghĩa là hạng người biết cách sống phải có trí tuệ nhận thấy rõ rằng cuộc đời luôn luôn nằm trong vòng tương đối hết ngày rồi đến đêm hết đêm rồi đến ngày, hết nước lớn rồi đến nước ròng hết nước ròng rồi lại đến nước lớn, hết thạnh rồi đến suy hết suy rồi lại đến thạnh, hết may mắn rồi đến rủi ro, hết rủi ro rồi đến may mắn trở lại, không có gì tuyệt đối cả, cứ xoay tròn mãi cho đến bất tận, đó là định luật vô thường và luân hồi cố hữu của vũ trụ và tất cả pháp hữu vi trong đó có chúng ta đều không thoát khỏi hai định luật này chi phối.

Người biết cách sống, khi được may mắn, gặp chỗ làm ăn phát tài đừng tự hào, đừng buông thả, phải dự trù khi bị thất nghiệp và nếu có dự trù trước khi bị thất nghiệp khỏi phải lo âu mọi mặt, chờ thời gian hết cơn bĩ cực đến hồi thới lai, rồi sẽ có chỗ làm ăn khác phát triển trở lại, các việc khác cũng thế. Hơn nữa mình trong lúc được hưng thạnh, không ỷ lại tài năng, không tự phụ sự khôn ngoan lanh lợi, tạo được sự thương yêu với mọi người, nhờ đó khi bị sa chân thất thế được mọi người chung quanh thương yêu che chở yên lòng trong thời gian chờ cơ may sẽ đến. Nguyễn Du thường nhắc nhở rằng: “Có tài đừng cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần,” nghĩa là người biết sống theo tinh thần duyên sanh thì đừng cậy nơi tài năng khôn ngoan lanh lợi của mình mà phải cần đến mọi người chung quanh tin tưởng thương yêu hổ trợ, che chở khi gặp phải cơn mưa nắng trở trời. Những hạng thấy rõ thế sự cuộc đời luôn luôn đổi thay như thế và theo tình thế sống biết dự trù trước chính là những người biết cách sống để được hạnh phúc bền lâu.

4)- Khuyến Khích Nhau Trong Việc Tu, Phước Thiện:

Như chúng ta đã biết, thân bệnh thì nhờ y dược của bác sĩ để trị liệu, còn tâm bệnh thì phải nhờ đến pháp dược của đức Phật trị liệu mới có thể an lành. Pháp dược của đức Phật chính đức Phật đã ra toa sẵn và theo đức Phật chính mình tự trị liệu cho mình mà không ai có thể thay thế trị liệu cho mình, nghĩa là chính mình phải tự uống lấy mà không ai có thể kể cả đức Phật uống thế cho mình. Nói cách khác đức Phật muốn cho mình trở thành một vị lương y để chính mình tự trị lấy cho mình. 

Muốn trở thành vị lương y để trị tâm bệnh, theo Phật dạy chúng ta phải chuyên cần tu học Phật Pháp là những toa thuốc Dược Vương Dược Thượng tự uống vào mới ngõ hầu giải thoát căn bệnh khổ đau trầm kha trong tâm linh của chúng ta và nhờ đó những hạnh phúc thực sự chân thật mới gặt hái được cho mình. Đức Phật chỉ là người gia hộ yểm trợ phương tiện mà không phải là người cứu rỗi hay chuộc tội cho mình. Thế nên đôi chồng vợ muốn đạt được hạnh phúc chân thật bền lâu cần phải khuyến khích nhau tu học Phật Pháp để trở thành vị lương y thâm diệu trong việc trị liệu tâm bệnh cho nhau.

Ngoài ra, chúng ta phải phát tâm làm những việc phước thiện để bồi dưỡng tâm linh cho thêm tăng trưởng đạo lực từ bi, cũng như một người bệnh nặng sau khi được lành, cần phải uống thuốc bổ bồi dưỡng thân thể để sức khỏe sớm được bình phục. Từ bi là chất liệu sống và ý nghĩa của sự sống an lạc mà tất cả chúng sanh trong tinh thần duyên sanh không thể thiếu trong sự kiến tạo hạnh phúc chân thật cho con người. 

Chất liệu từ bi có khả năng hóa giải mọi mâu thuẫn hận thù và kết nối thân thương mọi khuynh hướng dị biệt trở thành chất keo sơn hòa hợp trong cộng đồng duyên sanh. Tâm từ bi muốn cho phát triển lớn mạnh thì môi trường căn bản nhất không ngoài làm việc phước thiện. Người làm việc phước thiện là người trải tâm từ bi đến với những nơi phước thiện mà mình thật tâm trang trải, và những phước thiện đó chính là nhân tố ảnh hưởng trở lại tâm mình, biến thành quả lành bồi dưỡng tâm từ bi của mình trưởng thành nhân tố phát triển.

Tóm lại người muốn được hạnh phúc chân thật thì điều kiện cần thiết phải thực hiện cho kỳ được hai yếu tố tu tập và làm việc phước thiện nhằm hóa giải những nghiệp khổ đau và phát triển đạo lực tâm từ bi cho nếp sống được thăng hoa thánh thiện.

Xem thêm:

Xây dựng hạnh phúc gia đình

Kiến hòa cùng nhau giải bày, nghĩa là thấy biết những điều hay lẽ phải thì giải bày cho nhau cùng hiểu. Trong một gia đình, trình độ kiến thức của mọi người có ngang nhau thì mới cảm thông với nhau, cho nên chồng vợ mỗi người phải:

1) - Trao Đổi Ý Kiến Với Nhau Cùng Hiểu:

Bước chân vào đời, không ai tự hào rằng mình thông hiểu hết mọi mặt của lẽ sống và cũng không ai có kinh nghiệm lão luyện hết mọi nghề theo nhu cầu cho gia đình mà không cần đến sự học hỏi của kẻ khác, nhất là sự phức tạp của xã hội quan hệ đến cuộc sống của con người. Người giỏi về phương diện kỹ sư nông nghiệp nhưng không giỏi về ngành khoa học cơ giới, người giỏi về ngành bác sĩ trị liệu thân bệnh nhưng không giỏi về chuyên môn trị liệu tâm bệnh, v.v... Trong tinh thần duyên sanh, sự sống còn của chúng ta không thể thiếu những ngành chuyên môn cung ứng, kể cả chuyên môn về tinh thần cho mặt tâm linh. 

Do đó chúng ta cần phải thâu thập những ý hiến hay bên ngoài để bổ túc cho đời sống của chúng ta mỗi ngày được tốt đẹp hơn. Cho nên một gia đình muốn đạt được những thành quả tốt đẹp cho cuộc sống, người chồng hay người vợ, bất cứ ai đã thâu thập được bất cứ điều gì hay hoặc những kinh nghiệm nào tốt ở bên ngoài cần phải trao đổi cho nhau cùng hiểu cùng thông suốt để cùng nhau chia xẻ và cùng bổ túc cho nếp sống gia đình ngày thêm thăng tiến. Có hiểu biết có thông suốt như nhau thì mới có sự hòa hợp cùng một nhịp điệu trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình. Đã sống chung với nhau nếu kiến thức bất đồng, không cùng hiểu biết, không cùng thông suốt, kẻ thì thấy xa, người thì thấy gần, kẻ thì quan niệm sâu sắc, người thì quan niệm nông cạn, tình trạng như thế thì không thể nào thành công trong cùng một ý hướng xây dựng.

Nhưng chúng ta cần nên nhận thức rằng, không phải tất cả những điều tốt trong xã hội đều là nhu cầu thiết yếu của gia đình mà ở đây chúng ta cần phải biết sống hạnh tùy duyên theo hoàn cảnh, nghĩa là phải biết chọn lựa những điều tốt nào quan hệ không thể thiếu sự có mặt của nó trong việc xây dựng hạnh phúc gia đình làm cẩm nang cho đời sống. Nói cách khác, chúng ta nên lấy gia đình làm nền tảng và chọn những điều tốt nào theo nhu cầu của gia đình mà không nên chạy theo sự phồn hoa của xã hội mà khả năng gia đình không đáp ứng nổi, đúng với châm ngôn: “Liệu cơm gắp mắm.”

Nói tóm lại, sống chung trong một gia đình, chúng ta cần phải trao đổi với nhau những ý kiến hay và những điều kinh nghiệm tốt mà chúng ta đã thâu nhặt được từ bên ngoài để cùng nhau hiểu biết cùng nhau chia xẻ và chỉ áp dụng những hiểu biết nào, những kinh nghiệm nào mà nhu cầu gia đình cần thiết phải có.

2)- Chia Xẻ Với Nhau Khi Bị Thất Bại:

Trên tinh thần đồng lao cộng khổ, vui cùng hưởng khổ cùng chịu, chồng vợ khi người nào gặp phải những hoàn cảnh trái ngang như bị thất nghiệp hay làm ăn bị thất bại, v.v... thì người kia phải có tinh thần thông cảm, nên chia xẻ và an ủi, khuyến khích cho họ lên tinh thần để đủ sức đương đầu với những trở ngại dồn dập đưa đến. Trong những hoàn cảnh đó, người chồng hay người vợ khi gặp đôi chút khó khăn không nên có thái độ phũ phàng trách móc đối với bạn đời của mình đang trong tình trạng khổ đau lo lắng và cũng không nên tự mình rẽ sang lối khác chạy theo sự tham vọng riêng tư vô tình đưa tâm trạng kẻ bị thất bại vào con đường quẫn trí đồng thời cũng gây tạo cho gia đình đáng lý phải được êm ấm hạnh phúc trở nên xáo trộn bất an đốt cháy niềm tin của nhau.

Con người nên biết rằng cuộc đời không phải tuyệt đối, luôn luôn có hai mặt: có tốt có xấu, có thạnh có suy, có lúc sung sướng tràn đầy và cũng có khi đau khổ giăng mắc bủa vây. Con người sống trong cuộc đời khi nắm bắt được những may mắn đến với mình không nên có thái độ tự hào và khi gặp lúc những bất hạnh bủa vây cũng không nên thối chí ngã lòng mà phải giữ vững niềm tin chờ cơ hội một ngày nào đó bình minh sẽ trở lại.

Phật pháp ứng dụng xây dựng hạnh phúc gia đình


Giữ vững niềm tin có nghĩa là giữa chồng và vợ phải hợp tác chặt chẽ với nhau, chia xẻ niềm đau cho nhau trong mọi hoàn cảnh để đủ can đảm đương đầu trước những khó khăn mang đến và tin tưởng đời sống của mình sau cơn gió lốc đi qua nó sẽ tươi sáng trở lại.

Muốn giữ vững niềm tin để chia xẻ với nhau khi bị thất bại, chồng và vợ phải chọn lấy hạnh phúc gia đình làm nền tảng căn bản để vượt qua mà ở đây không phải chọn lấy chủ nghĩa cá nhân làm nhu yếu cho lẽ sống. Chồng hay vợ nếu như chọn lấy chủ nghĩa cá nhân làm nhu yếu cho lẽ sống thì vô tình đạp đổ nền tảng hạnh phúc gia đình, việc sống chung trở nên rã nát và cũng từ đó hạnh phúc cá nhân sẽ mất đi điểm tựa về mặt tâm linh, rồi đưa đời sống con người tuột dần xuống vực thẳm của hố sâu đau khổ. Cho nên đôi chồng vợ phải ý niệm rõ tinh thần đồng lao cộng khổ mặc dù gặp bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc đời thăng hay trầm, vinh hay nhục, cùng nhau đồng tâm chia xẻ một cách chân thành thì không bao giờ cản trở được bước tiến của mình trên con đường xây dựng nếp sống an lạc hạnh phúc chân thật.

3)- Biết Cách Sống Để Được Hạnh Phúc Bền Lâu:

Cổ Đức có câu: “Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết mới sống.” Khôn gọi cho đủ là khôn ngoan lanh lợi, nghĩa là người có trí khôn biết phân biệt lợi hại phải quấy, biết hoạt bát xoay trở, biết cách nói năng lanh lợi hấp dẫn. Dại là dại khờ đần độn, nghĩa là người ngu dại tối dạ, chậm chạp, ít hiểu biết, ít phân biệt phải quấy, thua kém đủ mọi mặt. Biết là nhận biết, nghĩa là người nhận chân được sự việc đã xảy ra và biết mình sống như thế nào cho hợp lý.

a)- Khôn Cũng Chết:

Chữ chết ở đây có nghĩa là bị chết vì đói khổ. Khôn cũng chết, nghĩa là người khôn ngoan lanh lợi rồi sẽ bị chết vì đói khổ do bởi thất bại mọi mặt trong trường đời. Trong trường đời, người nào tỏ ra mình khôn ngoan lanh lợi xuất sắc hơn hết thì sẽ bị mọi người ganh ghét và mỗi khi ganh ghét thì họ tìm đủ mọi cách bao vây, ruồng bỏ, cô lập, nhằm mục đích phá hoại bước tiến của họ không cho ngóc đầu lên trong xã hội và cố đẩy họ rơi vào hố thẳm của khổ đau trong cuộc đời cho thỏa dạ.

Theo lẽ sự sống của chúng ta quan hệ chặt chẽ vô cùng với xã hội trong mọi hoàn cảnh với tinh thần đùm bọc chở che đúng với câu tục ngữ: “Bà con xa không bằng lối xóm gần,” mà ở đây chúng ta vì nổi bật sự khôn ngoan lanh lợi cho nên bị xã hội ganh ghét ruồng bỏ thì làm sao sóng yên gió lặng được, vì thế châm ngôn mới có câu “Khôn cũng chết.” 

b)- Dại Cũng Chết:

Dại cũng chết, nghĩa là người dại khờ đần độn thiếu hiểu biết, gặp đâu tin đó cho nên thường bị người đời lợi dụng đến tận cùng xương tủy, đến khi hết sôi rồi việc liền bị đào thải, vắt chanh bỏ vỏ, sống lây lất bên vỉa hè của xã hội cho đến trút hơi thở cuối cùng, vì thế châm ngôn có câu “Dại cũng chết.”

c)- Biết Mới Sống:

Biết mới sống, nghĩa là người phải biết cách sống mới được hạnh phúc bền lâu. Người biết cách sống nghĩa là người không phải hạng dại khờ đần độn và cũng không phải thuộc về hạng khôn ngoan lanh lợi như trình bày ở trước.

*)- Hạng dại khờ đần dộn là hạng không có trí tuệ sáng suốt và hạng này cần tu tập đào luyện để có trí tuệ sáng suốt; người có trí tuệ sáng suốt mới có thể chẳng những hiểu rõ mặt thật và mặt trái của tất cả pháp mà còn có thể hiểu rõ toàn diện và cả đến chiều sâu (phía bên trong) của tất cả pháp.

*) - Còn hạng khôn ngoan lanh lợi cũng không phải là hạng có trí tuệ sáng suốt. Hạng khôn ngoan lanh lợi luôn luôn sống bằng xảo thuật để đạt đến mục tiêu của sự ham muốn mà không thấy được những tai họa ở phía sau, chỉ biết những lợi dưỡng trước mắt mà không đoán được những biến cố sẽ đưa đến ở tương lai. Đã vậy khi đắc thế họ còn thường hay tỏ thái độ cao ngạo tự đắc mục hạ vô nhân.

*)- Riêng hạng biết cách sống để được hạnh phúc là hạng người có trí tuệ biết trước được những hậu quả của sự việc và biết dự trù để tránh khỏi những hậu quả đó xảy đến. Nghĩa là hạng người biết cách sống phải có trí tuệ nhận thấy rõ rằng cuộc đời luôn luôn nằm trong vòng tương đối hết ngày rồi đến đêm hết đêm rồi đến ngày, hết nước lớn rồi đến nước ròng hết nước ròng rồi lại đến nước lớn, hết thạnh rồi đến suy hết suy rồi lại đến thạnh, hết may mắn rồi đến rủi ro, hết rủi ro rồi đến may mắn trở lại, không có gì tuyệt đối cả, cứ xoay tròn mãi cho đến bất tận, đó là định luật vô thường và luân hồi cố hữu của vũ trụ và tất cả pháp hữu vi trong đó có chúng ta đều không thoát khỏi hai định luật này chi phối.

Người biết cách sống, khi được may mắn, gặp chỗ làm ăn phát tài đừng tự hào, đừng buông thả, phải dự trù khi bị thất nghiệp và nếu có dự trù trước khi bị thất nghiệp khỏi phải lo âu mọi mặt, chờ thời gian hết cơn bĩ cực đến hồi thới lai, rồi sẽ có chỗ làm ăn khác phát triển trở lại, các việc khác cũng thế. Hơn nữa mình trong lúc được hưng thạnh, không ỷ lại tài năng, không tự phụ sự khôn ngoan lanh lợi, tạo được sự thương yêu với mọi người, nhờ đó khi bị sa chân thất thế được mọi người chung quanh thương yêu che chở yên lòng trong thời gian chờ cơ may sẽ đến. Nguyễn Du thường nhắc nhở rằng: “Có tài đừng cậy chi tài, chữ tài liền với chữ tai một vần,” nghĩa là người biết sống theo tinh thần duyên sanh thì đừng cậy nơi tài năng khôn ngoan lanh lợi của mình mà phải cần đến mọi người chung quanh tin tưởng thương yêu hổ trợ, che chở khi gặp phải cơn mưa nắng trở trời. Những hạng thấy rõ thế sự cuộc đời luôn luôn đổi thay như thế và theo tình thế sống biết dự trù trước chính là những người biết cách sống để được hạnh phúc bền lâu.

4)- Khuyến Khích Nhau Trong Việc Tu, Phước Thiện:

Như chúng ta đã biết, thân bệnh thì nhờ y dược của bác sĩ để trị liệu, còn tâm bệnh thì phải nhờ đến pháp dược của đức Phật trị liệu mới có thể an lành. Pháp dược của đức Phật chính đức Phật đã ra toa sẵn và theo đức Phật chính mình tự trị liệu cho mình mà không ai có thể thay thế trị liệu cho mình, nghĩa là chính mình phải tự uống lấy mà không ai có thể kể cả đức Phật uống thế cho mình. Nói cách khác đức Phật muốn cho mình trở thành một vị lương y để chính mình tự trị lấy cho mình. 

Muốn trở thành vị lương y để trị tâm bệnh, theo Phật dạy chúng ta phải chuyên cần tu học Phật Pháp là những toa thuốc Dược Vương Dược Thượng tự uống vào mới ngõ hầu giải thoát căn bệnh khổ đau trầm kha trong tâm linh của chúng ta và nhờ đó những hạnh phúc thực sự chân thật mới gặt hái được cho mình. Đức Phật chỉ là người gia hộ yểm trợ phương tiện mà không phải là người cứu rỗi hay chuộc tội cho mình. Thế nên đôi chồng vợ muốn đạt được hạnh phúc chân thật bền lâu cần phải khuyến khích nhau tu học Phật Pháp để trở thành vị lương y thâm diệu trong việc trị liệu tâm bệnh cho nhau.

Ngoài ra, chúng ta phải phát tâm làm những việc phước thiện để bồi dưỡng tâm linh cho thêm tăng trưởng đạo lực từ bi, cũng như một người bệnh nặng sau khi được lành, cần phải uống thuốc bổ bồi dưỡng thân thể để sức khỏe sớm được bình phục. Từ bi là chất liệu sống và ý nghĩa của sự sống an lạc mà tất cả chúng sanh trong tinh thần duyên sanh không thể thiếu trong sự kiến tạo hạnh phúc chân thật cho con người. 

Chất liệu từ bi có khả năng hóa giải mọi mâu thuẫn hận thù và kết nối thân thương mọi khuynh hướng dị biệt trở thành chất keo sơn hòa hợp trong cộng đồng duyên sanh. Tâm từ bi muốn cho phát triển lớn mạnh thì môi trường căn bản nhất không ngoài làm việc phước thiện. Người làm việc phước thiện là người trải tâm từ bi đến với những nơi phước thiện mà mình thật tâm trang trải, và những phước thiện đó chính là nhân tố ảnh hưởng trở lại tâm mình, biến thành quả lành bồi dưỡng tâm từ bi của mình trưởng thành nhân tố phát triển.

Tóm lại người muốn được hạnh phúc chân thật thì điều kiện cần thiết phải thực hiện cho kỳ được hai yếu tố tu tập và làm việc phước thiện nhằm hóa giải những nghiệp khổ đau và phát triển đạo lực tâm từ bi cho nếp sống được thăng hoa thánh thiện.

Xem thêm:
Đọc thêm..



Phật pháp ứng dụng truyện ngắn tâm linh tám chữ

VÔ TƯỚNG

Trai  đường  hôm  ấy  thật vui  và  thoải  mái,  mọi  người tâm phục khẩu phục với những giải đáp của thầy. Đặc biệt với câu hỏi: “Rốt cuộc Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?” 
Thầy  nhìn  một  lượt  rồi thong thả nói:
- Nước ở sông thì  dài, ở biển thì rộng, ở không trung là hơi, nếu ở không độ thì cứng… 
Tới  đây  thầy  ngưng,  mọi người vẫn chưa hiểu mấy nên giục:
- Nghĩa là sao hả thầy? Mắt  thầy  sáng  rỡ,  gịong thầy trở nên chắc nịch:
- Vì nó vô tướng, Bồ tát cũng vậy, tùy tâm niệm chúng sanh mà hiện tướng!

MỖ TỤNG KINH

Tuổi ngoài trung niên, mỗ thấy cái già đã đến bèn sanh tâm  tu.  Ngày  ngày  mỗ  tụng mấy mươi trang kinh, thở hổn hển, mệt bể hơi, thân tâm bải hoải… 
Thầy biết được kêu lại:
- Tu như  anh chắc không ai dám theo Phật!
Mỗ thưa:
- Vậy con phải làm sao?
Thầy bảo:
-  Dành  thời  gian  để  đọc, nghe… Phật, Pháp nói gì, dạy gì; ngồi xuống điều thân, điều hơi,  tĩnh  tâm…  Tụng  ít  thôi, từng bước một, nếu cứ cắm đầu tu mà không học thì uổng phí lắm! Mỗ nghe xong như tỉnh cả người chắp tay bái tạ ơn thầy chỉ giáo.

CŨNG LÀ PHƯỚC ĐẤY

Dưới bếp mấy bà vừa làm vừa tám đủ thứ chuyện:
- Tui mua cả chục ký rau, củ mà có mấy ngàn!
Bà khác nói:
- Chưa rẻ đâu! Hôm qua tui mua chất cả tủ lạnh cũng có mấy trăm bạc.
Ni  sư  nghe  xong  nhẹ nhàng bảo:
-   Người   nông   dân   bị thương  lái  Tàu  ép  giá,  phá hoaị.  Nông  sản  rẻ  như  cho không, không đủ mướn nhân công thu hoạch. Họ bán vớt vát   chút   đỉnh.   Mình   nên thương   người   đừng  o  ép
thêm, tội họ mà tổn phước ta. 
Mọi  người  lặng  cả  người thưa:
-  Chúng  con  thật  nông cạn, cảm ơn ni sư chỉ bảo.

BÊN TRỌNG BÊN KHINH

Thời loạn người làng bỏ xứ lưu  vong  rất  nhiều,  một  số sang Tây, số qua láng giềng tá túc. Loạn lạc qua đi, người ta tấp nập quay về. Những kẻ bên  Tây  thì  được  săn  đón, chuốt  ngót  bằng   lời đường mật, người từ xứ láng giềng trở về thì bị hắt hủi, thậm chí không muốn nhìn nhận. 
Việc này  khiến  nhiều  người  bất bình, có kẻ thức giả làm bài vè cho trẻ con trong làng hát: Tính…tình… tang… Cũng là thân phận người ta Bạc tiền sai xử mà ra nỗi này Kẻ nghèo hắt hủi đắng cay Chỉ chuyên vồ vập đứa đầy Mỹ Kim… tình...tang…


CÓ – KHÔNG

Không biết lưu lạc tự bao giờ, hàng vạn người lênh đênh trên  Biển  Hồ,  cuộc  sống  vốn bấp  bênh theo  con  nước;  đã vậy bị chính quyền sở tại o ép, kỳ  thị,  kích  động  thù  hắn… 
Cuộc sống vốn khổ càng thêm điêu đứng. Người ta gọi họ là những kẻ: Vô tổ quốc, vô căn cước, vô học, vô nghề nghiệp, vô tương lai… 
Hôm rồi có tin họ sẽ giải tỏa Biển Hồ. Người người lo sợ không biết về đâu. Ký giả quốc tế đến phỏng vấn họ đã khóc:
- Cái gì cũng không, chỉ có mỗi cái khổ đau và bất hạnh!

HAI MÀ LÀ MỘT

Gương mặt xinh và làn da đẹp kết bè dè biểu:
- Phần hạ thân sao mà ô uế, xấu xa! Tại sao chúng ta lại ở chung với bọn ấy nhỉ?
Hạ thân vừa giận vừa tủi:
- Nếu  không có sự ô uế này thì liệu mặt bạn có xinh, da có đẹp được chăng?
Nói xong đình công không làm  việc  nữa,  chỉ  mấy  ngày thôi  mà  gương  mặt  hốc  hác, da  dẻ  xám  ngoét…  Bấy  giờ gương mặt và làn da hối hận lắm:
- Chúng tớ xin lỗi, chúng ta tuy hai mà một, không có dơ thì cũng không có đẹp,  hai mà là một.

Xem thêm:

Truyện ngắn trăm linh tám chữ




Phật pháp ứng dụng truyện ngắn tâm linh tám chữ

VÔ TƯỚNG

Trai  đường  hôm  ấy  thật vui  và  thoải  mái,  mọi  người tâm phục khẩu phục với những giải đáp của thầy. Đặc biệt với câu hỏi: “Rốt cuộc Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?” 
Thầy  nhìn  một  lượt  rồi thong thả nói:
- Nước ở sông thì  dài, ở biển thì rộng, ở không trung là hơi, nếu ở không độ thì cứng… 
Tới  đây  thầy  ngưng,  mọi người vẫn chưa hiểu mấy nên giục:
- Nghĩa là sao hả thầy? Mắt  thầy  sáng  rỡ,  gịong thầy trở nên chắc nịch:
- Vì nó vô tướng, Bồ tát cũng vậy, tùy tâm niệm chúng sanh mà hiện tướng!

MỖ TỤNG KINH

Tuổi ngoài trung niên, mỗ thấy cái già đã đến bèn sanh tâm  tu.  Ngày  ngày  mỗ  tụng mấy mươi trang kinh, thở hổn hển, mệt bể hơi, thân tâm bải hoải… 
Thầy biết được kêu lại:
- Tu như  anh chắc không ai dám theo Phật!
Mỗ thưa:
- Vậy con phải làm sao?
Thầy bảo:
-  Dành  thời  gian  để  đọc, nghe… Phật, Pháp nói gì, dạy gì; ngồi xuống điều thân, điều hơi,  tĩnh  tâm…  Tụng  ít  thôi, từng bước một, nếu cứ cắm đầu tu mà không học thì uổng phí lắm! Mỗ nghe xong như tỉnh cả người chắp tay bái tạ ơn thầy chỉ giáo.

CŨNG LÀ PHƯỚC ĐẤY

Dưới bếp mấy bà vừa làm vừa tám đủ thứ chuyện:
- Tui mua cả chục ký rau, củ mà có mấy ngàn!
Bà khác nói:
- Chưa rẻ đâu! Hôm qua tui mua chất cả tủ lạnh cũng có mấy trăm bạc.
Ni  sư  nghe  xong  nhẹ nhàng bảo:
-   Người   nông   dân   bị thương  lái  Tàu  ép  giá,  phá hoaị.  Nông  sản  rẻ  như  cho không, không đủ mướn nhân công thu hoạch. Họ bán vớt vát   chút   đỉnh.   Mình   nên thương   người   đừng  o  ép
thêm, tội họ mà tổn phước ta. 
Mọi  người  lặng  cả  người thưa:
-  Chúng  con  thật  nông cạn, cảm ơn ni sư chỉ bảo.

BÊN TRỌNG BÊN KHINH

Thời loạn người làng bỏ xứ lưu  vong  rất  nhiều,  một  số sang Tây, số qua láng giềng tá túc. Loạn lạc qua đi, người ta tấp nập quay về. Những kẻ bên  Tây  thì  được  săn  đón, chuốt  ngót  bằng   lời đường mật, người từ xứ láng giềng trở về thì bị hắt hủi, thậm chí không muốn nhìn nhận. 
Việc này  khiến  nhiều  người  bất bình, có kẻ thức giả làm bài vè cho trẻ con trong làng hát: Tính…tình… tang… Cũng là thân phận người ta Bạc tiền sai xử mà ra nỗi này Kẻ nghèo hắt hủi đắng cay Chỉ chuyên vồ vập đứa đầy Mỹ Kim… tình...tang…


CÓ – KHÔNG

Không biết lưu lạc tự bao giờ, hàng vạn người lênh đênh trên  Biển  Hồ,  cuộc  sống  vốn bấp  bênh theo  con  nước;  đã vậy bị chính quyền sở tại o ép, kỳ  thị,  kích  động  thù  hắn… 
Cuộc sống vốn khổ càng thêm điêu đứng. Người ta gọi họ là những kẻ: Vô tổ quốc, vô căn cước, vô học, vô nghề nghiệp, vô tương lai… 
Hôm rồi có tin họ sẽ giải tỏa Biển Hồ. Người người lo sợ không biết về đâu. Ký giả quốc tế đến phỏng vấn họ đã khóc:
- Cái gì cũng không, chỉ có mỗi cái khổ đau và bất hạnh!

HAI MÀ LÀ MỘT

Gương mặt xinh và làn da đẹp kết bè dè biểu:
- Phần hạ thân sao mà ô uế, xấu xa! Tại sao chúng ta lại ở chung với bọn ấy nhỉ?
Hạ thân vừa giận vừa tủi:
- Nếu  không có sự ô uế này thì liệu mặt bạn có xinh, da có đẹp được chăng?
Nói xong đình công không làm  việc  nữa,  chỉ  mấy  ngày thôi  mà  gương  mặt  hốc  hác, da  dẻ  xám  ngoét…  Bấy  giờ gương mặt và làn da hối hận lắm:
- Chúng tớ xin lỗi, chúng ta tuy hai mà một, không có dơ thì cũng không có đẹp,  hai mà là một.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Thiền tập đang trở thành một phương thuốc đa năng tại Hoa Kỳ… Đối với nhiều bác sĩ, thiền tập là chìa khóa để giúp phụ nữ đẹp hơn, trẻ hơn, hạnh phúc hơn…

Bác sĩ David Bank, chuyên gia thẩm mỹ về da và là tác giả cuốn sách “Beautiful Skin: Every Woman’s Guide to Looking Her Best at Any Age” (Làn Da Đẹp: Cẩm Nang của Tất Cả Phụ Nữ Để Được Nhìn Đẹp Nhất ở Bất Kỳ Tuổi Nào) nói rằng căng thẳng là một “tên trộm nhan sắc” (beauty burglar).

Ông giải thích, khi bạn căng thẳng, các mạch máu hẹp lại, tiết ra các chất hormones bất lợi, làm máu kém lưu chuyển trên các làn da và các cơ phận khác của cơ thể. Thậm chí, căng thẳng làm cho làn da ít dưỡng chất và ít dưỡng khí (oxygen) hơn, và như thế các hội chứng đã có trước đó như acne (mụn trứng cá) hay eczema (viêm da, sần sùi) có thể xuất hiện trở lại. Ông nói, ngay cả nếu bệnh chưa hiện ra, khi căng thẳng, bắp thịt sẽ căng, da sẽ mất màu sáng và các nếp nhăn hiện ra.
Phật pháp ứng dụng thiền tập và nhan sắc


Khi tới với thiền tập, mỗi người thường dùng pháp này như một công cụ thích nghi cho mình. Phụ nữ dễ gặp nhiều vấn đề hơn nam giới trong đời thường. Quý phụ nữ thường quan tâm về cân nặng, về làn da, về nếp nhăn, về chữa bệnh, về những đổ vỡ riêng tư trong đời thường… Đó cũng là lý do, hôm Thứ Sáu 7/4/2017, khi vào trang Google, gõ nhóm chữ “mindfulness for women” (chánh niệm cho phụ nữ) sẽ thấy có hơn 48 triệu mục từ liên hệ, nếu gõ nhóm chữ “meditation for women” (thiền tập cho phụ nữ) sẽ thấy có hơn 55 triệu mục từ liên hệ.

Có phải vì phụ nữ quan tâm về giải thoát sinh tử luân hồi nhiều hơn? Không phải. Nam hay nữ cũng chỉ là một nhóm chuyển động gồm “sắc thọ tưởng hành thức” đang lung linh trôi chảy thôi; đau khổ cũng như nhau, nhưng có một số người ưa chú trọng nhiều về sắc tướng hơn là mọi thứ. Thử tìm đọc các sách liên hệ đang bán trên Amazon, mà chúng ta có thể mượn nhiều cuốn trong thư viện công cộng ở nhiều thành phố Mỹ, sẽ thấy quan tâm lớn nhất là sức khỏe, và thứ nhì là nhan sắc.

Trong một bài trên báo The Telegraph trong năm 2012, kể về một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học ở University of Sheffield, có kết quả in trên tạp chí chuyên ngành về da The British Journal of Dermatology, ghi nhận rằng Anh quốc có 8 triệu người có bệnh về da, và một số phương pháp không cần dùng thuốc – trong đó có pháp thiền thư giãn và môn liệu pháp nhận thức thái độ (CBT – viết tắt của cognitive behaviour therapy, một phương pháp của các bác sĩ tâm lý) có thể giúp chữa được một số bệnh về da.

Nghiên cứu này xem xét hơn 900 trường hợp từ 22 cuộc nghiên cứu trước đó, cho thấy các phương pháp không dùng thuốc này đối phó được bệnh ngứa da và xóa được thói quen gãi.

Tổ chức British Skin Foundation nói rằng nhiều người bệnh da đã từng đau khổ tới mức tự gây tổn thương, và thậm chí từng nghĩ tới tự sát. BSF nói rằng phân nửa số người có bệnh da từng đau khổ vì một số lời nói nơi công cộng, thậm chí còn bị lánh xa.

Anthony Bewley, một bác sĩ chuyên gia psychodermatologist (chữa trị bệnh da bằng phương pháp tâm lý), nói rằng nhiều bệnh nhân về da thấy rằng họ bị tổn thương về tâm lý nguy hại hơn là bệnh tim hay bệnh tiểu đường.

Nhan sắc, trước tiên phải là một làn da đẹp. Đó cũng là lý do nhiều nữ diễn viên Hoa Kỳ rủ nhau thiền tập, không chỉ để tự giảm căng thẳng đời thường, mà cũng để dùng như một phương pháp giữ gìn nhan sắc. Bởi vì quan tâm lớn nhất của nữ nghệ sĩ luôn luôn là nhan sắc.

Như trường hợp nữ ca sĩ Jewel—cũng là một nhạc sĩ, một diễn viên, một nhà thơ–đã nói trên báo The Washington Times ngày 5 tháng 4/2016 rằng cô giữ mãi một câu thần chú nhà Phật rằng hạnh phúc không phải là chuyện bạn là ai, cũng không phải là những gì bạn có, nhưng chỉ là những gì bạn suy nghĩ.

Tạp chí Self ngày 3 tháng 4/2017 có bài viết của phóng viên Haley Goldberg tựa đề “The 15-Second Meditation That Helps Jewel Calm Her Panic Attacks” (Thiền Tập 15 Giây Đồng Hồ Giúp Cô Jewel Bình Tâm Khi Sợ Hãi Khởi Dậy).

Bài viết khởi đầu với câu: “At 18, the singer found herself homeless and plagued by panic attacks. Mindfulness helped her regain control of her life.” (Vào năm 18 tuổi, ca sĩ [Jewel] sống vô gia cư giữa tràn ngập sợ hãi. Thiền chánh niệm giúp cô nắm lại kiểm soát cuộc đời của cô).

Ca sĩ Jewel bây giờ 42 tuổi, mới mấy tuần trước nói trên chương trình “10% Happier” (10% Hạnh Phúc Hơn) của phóng viên truyền hình Dan Harris kể lại thời cô phải sống bụi đời năm 18 tuổi:

“Thời đó người ta chưa xài chữ mindfulness (thiền chánh niệm) nhưng tôi trở ngược về ý tưởng làm sao tôi có thể nối dây lại não bộ của mình. Tôi lúc đó nhớ lời Đức Phật dạy, ‘Hạnh phúc không tùy thuộc vào chuyện bạn là ai, hay tùy thuộc vào chuyện bạn có những gì, mà chỉ tùy thuộc vào bạn suy nghĩ gì.’ Tôi đã có niềm vui độc đáo về chỉ có những gì tôi đã nghĩ đã rời bỏ. Tôi không có gia đình, không nhà, không thực phẩm – không có gì làm tôi bận tâm.”

Jewel tên đầy đủ là Jewel Kilcher, sinh ngày 23 tháng 5/1974, là ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác, diễn viên, nhà văn và là nhà thơ. Cô có 4 lần được đề cử Giải Grammy Award, và vào năm 2008 đã bán hơn 30 triệu albums toàn cầu. Cô sáng tác nhạc từ năm 16 tuổi, khi còn học trong học viện âm nhạc Interlochen Arts Academy ở Interlochen, Michigan.

Jewel xuất bản tập thơ nhan đề A Night Without Armor năm 1998, bán hơn 1 triệu ấn bản và vào danh sách bán chạy của New York Times.

Jewel lập một hội bất vụ lợi có tên là Higher Ground for Humanity và cũng tham dự, hỗ trợ, gây quỹ tài chánh cho nhiều hội từ thiện khác.

Tại sao nói 15 giây đồng hồ thiền tập là đủ bình an?
Jewel giải thích với Harris, “ Bạn phải rời bỏ việc tin tưởng vào tất cả các niệm hiện ra trong đầu. Khi tôi tập thiền, tôi chỉ đếm tới 20

– một là thở vào, hai là thở ra. Toàn bộ chỉ là quan sát và nhìn xem, bởi vì đó là trạng thái chánh niệm và ở với cái giây phút hiện tiền.”

Xem thêm:

Thiền tập và nhan sắc

Thiền tập đang trở thành một phương thuốc đa năng tại Hoa Kỳ… Đối với nhiều bác sĩ, thiền tập là chìa khóa để giúp phụ nữ đẹp hơn, trẻ hơn, hạnh phúc hơn…

Bác sĩ David Bank, chuyên gia thẩm mỹ về da và là tác giả cuốn sách “Beautiful Skin: Every Woman’s Guide to Looking Her Best at Any Age” (Làn Da Đẹp: Cẩm Nang của Tất Cả Phụ Nữ Để Được Nhìn Đẹp Nhất ở Bất Kỳ Tuổi Nào) nói rằng căng thẳng là một “tên trộm nhan sắc” (beauty burglar).

Ông giải thích, khi bạn căng thẳng, các mạch máu hẹp lại, tiết ra các chất hormones bất lợi, làm máu kém lưu chuyển trên các làn da và các cơ phận khác của cơ thể. Thậm chí, căng thẳng làm cho làn da ít dưỡng chất và ít dưỡng khí (oxygen) hơn, và như thế các hội chứng đã có trước đó như acne (mụn trứng cá) hay eczema (viêm da, sần sùi) có thể xuất hiện trở lại. Ông nói, ngay cả nếu bệnh chưa hiện ra, khi căng thẳng, bắp thịt sẽ căng, da sẽ mất màu sáng và các nếp nhăn hiện ra.
Phật pháp ứng dụng thiền tập và nhan sắc


Khi tới với thiền tập, mỗi người thường dùng pháp này như một công cụ thích nghi cho mình. Phụ nữ dễ gặp nhiều vấn đề hơn nam giới trong đời thường. Quý phụ nữ thường quan tâm về cân nặng, về làn da, về nếp nhăn, về chữa bệnh, về những đổ vỡ riêng tư trong đời thường… Đó cũng là lý do, hôm Thứ Sáu 7/4/2017, khi vào trang Google, gõ nhóm chữ “mindfulness for women” (chánh niệm cho phụ nữ) sẽ thấy có hơn 48 triệu mục từ liên hệ, nếu gõ nhóm chữ “meditation for women” (thiền tập cho phụ nữ) sẽ thấy có hơn 55 triệu mục từ liên hệ.

Có phải vì phụ nữ quan tâm về giải thoát sinh tử luân hồi nhiều hơn? Không phải. Nam hay nữ cũng chỉ là một nhóm chuyển động gồm “sắc thọ tưởng hành thức” đang lung linh trôi chảy thôi; đau khổ cũng như nhau, nhưng có một số người ưa chú trọng nhiều về sắc tướng hơn là mọi thứ. Thử tìm đọc các sách liên hệ đang bán trên Amazon, mà chúng ta có thể mượn nhiều cuốn trong thư viện công cộng ở nhiều thành phố Mỹ, sẽ thấy quan tâm lớn nhất là sức khỏe, và thứ nhì là nhan sắc.

Trong một bài trên báo The Telegraph trong năm 2012, kể về một cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học ở University of Sheffield, có kết quả in trên tạp chí chuyên ngành về da The British Journal of Dermatology, ghi nhận rằng Anh quốc có 8 triệu người có bệnh về da, và một số phương pháp không cần dùng thuốc – trong đó có pháp thiền thư giãn và môn liệu pháp nhận thức thái độ (CBT – viết tắt của cognitive behaviour therapy, một phương pháp của các bác sĩ tâm lý) có thể giúp chữa được một số bệnh về da.

Nghiên cứu này xem xét hơn 900 trường hợp từ 22 cuộc nghiên cứu trước đó, cho thấy các phương pháp không dùng thuốc này đối phó được bệnh ngứa da và xóa được thói quen gãi.

Tổ chức British Skin Foundation nói rằng nhiều người bệnh da đã từng đau khổ tới mức tự gây tổn thương, và thậm chí từng nghĩ tới tự sát. BSF nói rằng phân nửa số người có bệnh da từng đau khổ vì một số lời nói nơi công cộng, thậm chí còn bị lánh xa.

Anthony Bewley, một bác sĩ chuyên gia psychodermatologist (chữa trị bệnh da bằng phương pháp tâm lý), nói rằng nhiều bệnh nhân về da thấy rằng họ bị tổn thương về tâm lý nguy hại hơn là bệnh tim hay bệnh tiểu đường.

Nhan sắc, trước tiên phải là một làn da đẹp. Đó cũng là lý do nhiều nữ diễn viên Hoa Kỳ rủ nhau thiền tập, không chỉ để tự giảm căng thẳng đời thường, mà cũng để dùng như một phương pháp giữ gìn nhan sắc. Bởi vì quan tâm lớn nhất của nữ nghệ sĩ luôn luôn là nhan sắc.

Như trường hợp nữ ca sĩ Jewel—cũng là một nhạc sĩ, một diễn viên, một nhà thơ–đã nói trên báo The Washington Times ngày 5 tháng 4/2016 rằng cô giữ mãi một câu thần chú nhà Phật rằng hạnh phúc không phải là chuyện bạn là ai, cũng không phải là những gì bạn có, nhưng chỉ là những gì bạn suy nghĩ.

Tạp chí Self ngày 3 tháng 4/2017 có bài viết của phóng viên Haley Goldberg tựa đề “The 15-Second Meditation That Helps Jewel Calm Her Panic Attacks” (Thiền Tập 15 Giây Đồng Hồ Giúp Cô Jewel Bình Tâm Khi Sợ Hãi Khởi Dậy).

Bài viết khởi đầu với câu: “At 18, the singer found herself homeless and plagued by panic attacks. Mindfulness helped her regain control of her life.” (Vào năm 18 tuổi, ca sĩ [Jewel] sống vô gia cư giữa tràn ngập sợ hãi. Thiền chánh niệm giúp cô nắm lại kiểm soát cuộc đời của cô).

Ca sĩ Jewel bây giờ 42 tuổi, mới mấy tuần trước nói trên chương trình “10% Happier” (10% Hạnh Phúc Hơn) của phóng viên truyền hình Dan Harris kể lại thời cô phải sống bụi đời năm 18 tuổi:

“Thời đó người ta chưa xài chữ mindfulness (thiền chánh niệm) nhưng tôi trở ngược về ý tưởng làm sao tôi có thể nối dây lại não bộ của mình. Tôi lúc đó nhớ lời Đức Phật dạy, ‘Hạnh phúc không tùy thuộc vào chuyện bạn là ai, hay tùy thuộc vào chuyện bạn có những gì, mà chỉ tùy thuộc vào bạn suy nghĩ gì.’ Tôi đã có niềm vui độc đáo về chỉ có những gì tôi đã nghĩ đã rời bỏ. Tôi không có gia đình, không nhà, không thực phẩm – không có gì làm tôi bận tâm.”

Jewel tên đầy đủ là Jewel Kilcher, sinh ngày 23 tháng 5/1974, là ca sĩ, nhạc sĩ sáng tác, diễn viên, nhà văn và là nhà thơ. Cô có 4 lần được đề cử Giải Grammy Award, và vào năm 2008 đã bán hơn 30 triệu albums toàn cầu. Cô sáng tác nhạc từ năm 16 tuổi, khi còn học trong học viện âm nhạc Interlochen Arts Academy ở Interlochen, Michigan.

Jewel xuất bản tập thơ nhan đề A Night Without Armor năm 1998, bán hơn 1 triệu ấn bản và vào danh sách bán chạy của New York Times.

Jewel lập một hội bất vụ lợi có tên là Higher Ground for Humanity và cũng tham dự, hỗ trợ, gây quỹ tài chánh cho nhiều hội từ thiện khác.

Tại sao nói 15 giây đồng hồ thiền tập là đủ bình an?
Jewel giải thích với Harris, “ Bạn phải rời bỏ việc tin tưởng vào tất cả các niệm hiện ra trong đầu. Khi tôi tập thiền, tôi chỉ đếm tới 20

– một là thở vào, hai là thở ra. Toàn bộ chỉ là quan sát và nhìn xem, bởi vì đó là trạng thái chánh niệm và ở với cái giây phút hiện tiền.”

Xem thêm:
Đọc thêm..
Nhận trọng trách nuôi dưỡng Thái tử Sĩ Đạt Ta, Mahàpajàpati - Gotami không biết mình đã là Di mẫu của một vị Phật tương lai. Và bà hẳn cũng không thể nghĩ có ngày bản thân lại được xuất gia, trở thành vị Ni đầu tiên trong Giáo đoàn Tăng lữ của Sa môn Cồ Đàm.

Khi ấy Gotami chỉ nghĩ đơn giản một điều là vâng theo chiếu chỉ của đức vua Tịnh Phạn và di nguyện của Hoàng hậu Ma Da—người chị ruột vừa qua đời sau khi hạ sanh Thái tử được 7 ngày. Hơn ai hết bà hiểu rõ trách nhiệm một Di mẫu không chỉ đơn thuần là việc nuôi dưỡng một đứa trẻ sơ sinh mà đây là Thái tử, là người sẽ kế vị ngôi vua, là niềm tự hào của cả giòng họ Sakya. Có biết bao điềm lành, bao lời dự đoán về tương lai của vị tiểu Thái tử này. Tiên nhân A Tư Đà từ trên núi cao tìm đến chúc mừng và khi nhìn thấy dung mạo đã phải thốt lên: “Nếu làm vua ở thế gian, Thái tử sẽ là một vị Thiên tử xuất chúng, thống lãnh cả giang sơn rộng lớn; còn nếu xuất gia học đạo người sẽ là bậc thầy của ba cõi… là cha lành của muôn loại chúng sanh đang đắm chìm trong sông mê biển khổ.”

Sự kỳ vọng lớn lao được đặt lên đôi vai bé nhỏ, tâm trạng Gotami không tránh khỏi những lúc băn khoăn nghĩ ngợi. Áp lực là vậy, nhưng với một trái tim nhân hậu lại giàu cảm xúc, bà nhận ra một sợi dây thâm tình vừa được buộc chặt. Đứa trẻ thơ chào đời đã lan tỏa một sức sống diệu kỳ mãnh liệt, một khuôn mặt khôi ngô sáng đẹp như trăng rằm gợi nhớ hình ảnh người chị thân yêu vừa khuất bóng, khiến lòng bà nguôi ngoai nỗi ưu buồn mất mát. Tình cảm xuất phát tận đáy lòng mang theo niềm vui tràn ngập khi được làm Mẹ— dù là Di Mẫu, Gotami tự nhủ với lòng sẽ yêu thương chăm sóc Thái tử chu đáo như đứa con do mình sanh thành.


Phật pháp ứng dụng nỗi long và hạnh nguyện của Di Mẫu


Trong suốt nhiều tuần lễ… cung điện Hoàng gia luôn sáng rực ánh đèn, rộn ràng tiếng đàn tiếng trống như đang vào mùa hội lớn. Cũng phải thôi. Nhà vua cùng hoàng tộc đang tiến hành hôn lễ cho Thái tử Sĩ Đạt Ta cùng công chúa Da Du Đà La, con gái Vua Bạch Phạn nước lân bang. Có thể nói lâu lắm rồi Hoàng cung mới có được không khí tưng bừng náo nhiệt đến vậy. Và cũng lâu lắm rồi dân chúng kinh thành Ca Tỳ La Vệ mới tận hưởng niềm vui trọn vẹn khi chứng kiến lễ thành thân của vị Thái
tử mà họ hết lòng kính yêu ngưỡng mộ. Cuộc hôn nhân vương giả của đôi trai tài gái sắc được tổ chức long trọng trong tiếng reo hò chúc tụng của quần thần cùng bàng dân trăm họ…

Người vui nhất không ai khác là vua cha Tịnh Phạn. Sau bao năm chờ đợi, cuối cùng ngày này cũng đến. Sự chờ đợi của nhà vua cũng như bao bậc làm cha làm mẹ, mong muốn con cái sớm thành gia lập thất. Có khác chăng là sự mong chờ ấy luôn ẩn chứa một nỗi lo sợ vô hình, một chút niềm tin pha lẫn ngờ vực. Suốt bao năm tháng… chứng kiến từng bước đi đầu đời cho đến những ngày lớn khôn chững chạc của Thái tử, nhà vua không che dấu niềm tự hào kiêu hãnh.

Không tự hào sao được khi mà Sĩ Đạt Ta, đứa con sanh ra với bao điềm lành được báo trước ngày càng tỏ ra thông minh nổi bật hơn hẳn đám trẻ đồng trang lứa. Khi Thái tử được 7 tuổi, nhà vua cho mời các vị danh sư trong nước về dạy và chỉ chưa đầy 5 năm, Sĩ Đạt Ta đã làu thông cả 5 môn học (Ngôn Ngữ, Lý Luận, Thiên Văn, Y học, Công Kỹ nghệ) cùng 4 bộ Vệ Đà. Những môn học mà ngay cả người trưởng thành lúc bấy giờ cũng khó tiếp thu hết được trong ngần ấy thời gian. Sau đó, Sĩ Đạt Ta học qua các môn võ thuật cung kiếm và đều tỏ ra xuất sắc vượt trội, khiến cho các vị giáo thọ lỗi lạc nhất cũng phải lắc đầu vì không còn gì để chỉ dạy thêm.

Bước qua tuổi trưởng thành, Thái tử là một chàng trai tuấn tú, văn võ song toàn,
khí chất thông thái, phẩm cách đạo đức cũng sớm được bộc lộ qua từng lời nói ứng xử với mọi người. Thái tử có tư cách của người lãnh đạo, có phẩm chất là một minh quân lại có cốt cách của một đạo sĩ. Đó là điều khiến nhà vua lo lắng và luôn tìm mọi cách ngăn trở để Thái tử không phát triển về mặt tâm linh đạo học. Là một người cha, một vị vua, Quốc vương chỉ mong đợi một ngày không xa, Thái tử sẽ ngồi lên chiếc ngai vàng trị vì thiên hạ. Cuộc hôn nhân được cho là sự kết thân của hai vương triều, là sự sắp xếp của người lớn… nhưng trên hết vẫn là tình yêu chân thành của Thái tử dành cho nàng công chúa xinh đẹp dịu dàng. Với tình yêu ấy… năm dài tháng rộng sẽ kết thêm hoa quả ngọt ngào, đủ để gắn chặt Thái tử bên vợ đẹp con ngoan cùng với vương quyền thế lực hùng mạnh.

Sự lo lắng của nhà vua lại khác hẳn với nỗi niềm thầm kín lâu nay của Di Mẫu. Là người trực tiếp nuôi dưỡng Thái tử, bà hiểu rất rõ tính cách của Sĩ Đạt Ta. Xuất thân là một Thái tử quyền quý, nhưng Sĩ Đạt Ta không thích tận hưởng cuộc sống xa hoa giữa chốn hoàng cung tráng lệ mà chỉ tìm đến những nơi thanh vắng để được một mình ngồi trầm tư mặc định. Được nuôi dạy để trở thành người thừa kế ngai vàng, song Thái tử lại không quan tâm đến vấn đề chính trị thời cuộc dù tài trí năng lực có thừa. Chính cuộc sống có phần khép kín của Thái tử khiến Di Mẫu phải hứng lấy bao lời chỉ trích chê bai. Người ta cho rằng nhân cách của Thái tử là do tuổi thơ sống thiếu vắng tình mẫu tử, là bởi không nhận được sự chăm sóc mặn mà của người kế mẫu. Sau khi Di Mẫu hạ sanh Hoàng tử Nan Đà… mọi người càng khẳng định tình mẹ con của bà đối với Sĩ Đạt Ta đã có ít nhiều sự thay đổi phân biệt.

Bỏ ngoài tai những lời thị phi đàm tiếu, Mahàpajàpati hiểu rõ cuộc sống và tình cảm bà dành cho Thái tử còn sâu xa thắm thiết hơn mọi thứ trên đời. Từ khi Sĩ Đạt Ta còn nhỏ, bà cảm nhận có sự khác biệt qua ánh mắt vẻ nhìn, qua từng lời nói bước đi của Thái tử. Trải qua năm tháng… Sĩ Đạt Ta trưởng thành thì sự cảm nhận của bà càng trở nên xác thực. Cho đến lúc này, khi Thái tử đã yên bề gia thất, vua Tịnh Phạn có thể an tâm hài lòng, bá quan cùng thần dân trăm họ vui sướng về một đấng minh quân trong tương lai. Chỉ có Mahàpajàpati bình tĩnh nhìn sự việc theo chiều hướng khác. Bởi bà hiểu… không có gì, dù đó là những sợi dây thiêng liêng cao cả nhất có thể buộc chặt được trái tim và ý chí xuất trần của bực đại hùng đại lực.
***

Kinh Thành Kapilavatthu lại thêm một lần dậy sóng. Đợt sóng lần này cao hơn cả lần Thái tử Sĩ Đạt Ta vượt thành tìm đường xuất gia học đạo. Đó là một đêm khi mà cả hoàng cung đắm chìm trong giấc ngủ sau bữa tiệc linh đình, Thái tử trở dậy, lén nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Xa Nặc và con ngựa Kiền Trắc trốn đi. Sau hơn 7 năm khổ hạnh, Ngài nhận ra con đường trung đạo chính là chân lý diệu mầu đưa đến sự thành tựu đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Sau khi đắc đạo dưới cội bồ đề, bên dòng sông Ni liên Thiền, Đức Thích Ca Mâu Ni rời khỏi Khổ Hạnh Lâm bắt đầu thuyết pháp độ sanh. Chúng đệ tử theo ngài xuất gia tu tập chứng quả có đến ngàn vị. Hàng phật tử tại gia quy y thọ giáo thì nhiều vô kể, từ giới thượng lưu vua quan hoàng thân quốc thích cho đến kẻ thứ dân cùng đinh trong xã hội. Bấy giờ ai cũng gọi Ngài là Phật, là đức Thế Tôn, là Sa môn Cồ Đàm. Tên Sĩ Đạt Ta chỉ còn là hoài niệm trong tâm tưởng của dòng họ Sakya. Hằng ngày Phật đưa chúng đệ tử đi khất thực. Đây là việc hóa duyên độ sanh của hàng xuất gia, không phân biệt nghèo giàu, không xem trọng thế quyền danh vị ở thế gian. Mỗi ngày ăn một bữa, đêm vào rừng tọa thiền rồi nghỉ lại dưới gốc cây. Lần hồi Sa Môn Cồ Đàm cũng về tới kinh thành Ca Tỳ La vệ.

Người cha già sau bao ngày mỏi mòn đợi chờ, nghe tin con sắp về thì rất đỗi vui mừng, trong lòng vua Tịnh Phạn lại thắp lên chút hy vọng. Bởi vua nghĩ sau nhiều năm thỏa mãn việc tu hành thì Sĩ Đạt Ta lại trở về nhà. Ngai vàng điện ngọc vẫn còn đó. Công chúa Da Du Đà La—
người vợ trẻ xinh đẹp bao năm vẫn trung trinh chờ đợi chồng; và đứa con thơ La Hầu La vừa tròn 7 tuổi đang rất nóng lòng gặp người cha vốn chưa một lần nhìn thấy mặt.

Điều làm nhà vua ngạc nhiên là Thái tử không về ngay hoàng cung mà dẫn đoàn đệ tử tuần tự đi vào làng, tay ôm bình bát khất thực xin ăn. Đây quả là một điều sỉ nhục đối với giòng họ Sakya. Không cam lòng thấy con mình hành hạ xác thân như vậy, Vua lệnh cho các quan hậu cần chuẩn bị đầy đủ các món thịt ngon rượu quý để khi thầy trò Thái tử về tới kinh thành sẽ thết đãi một bữa linh đình. Vua còn cho gọi nàng dâu Da Du Đà La đến dặn dò mọi chuyện. Khi Thái tử về… phải dẫn La Hầu Ha ra gặp cha và bày tỏ niềm nhớ thương ngày đêm mong đợi để Thái tử nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng cha con mà không nỡ rời xa…

Vừa gặp Phật, vua liền buông lời trách cứ:
- Sao con lại có thể hành xử như thế… thân là một Thái tử lại hạ mình đi ăn xin để sống qua ngày, lại còn tiếp xúc với bọn hạ lưu thì còn gì phẩm giá cao quý của giòng họ nhà ta. Quả thật là một điều sỉ nhục…

Phật trao bình bát cho vua rồi nhẹ lời giải thích:

- Đây là bình bát của Như Lai. Chư Phật quá khứ sau khi chứng đạo đều ôm bát đi xin cơm ngàn nhà để nuôi dưỡng xác thân tứ đại này. Nay Như Lai cũng vậy. Tâm Như Lai bình đẳng thì đâu có sự phân biệt giai cấp sang hèn giàu nghèo. Tăng đoàn khất thực với mục đích cao cả là hóa duyên độ chúng. Một bát cơm là một mảnh ruộng để chúng sanh gieo trồng hạt giống phước điền vào đó. Ý nghĩa của việc khất thực là mang lại sự an lạc giải thoát cho mọi người. Đó là hạnh nguyện, là truyền thống cao cả của bậc giác ngộ, sao Phụ vương lại cho đó là điều sỉ nhục…

Vua nghe qua mấy lời đạo lý sâu xa, trong lòng cũng vơi bớt sự hoài nghi sầu muộn. Suốt mấy ngày, Phật vì vua cha thuyết pháp khiến ông liễu ngộ lý vô thường sanh diệt của đời người, bao nhiêu phiền giận tiêu tan, những điều cố chấp kiêu mạn cũng không còn. Nhờ thiện căn được gieo trồng từ nhiều kiếp, không bao lâu vua chứng sơ quả Tu Đà Hoàn.
***

Theo lời thỉnh cầu của Di mẫu… Phật vào nội cung thọ trai, sau đó ngài sẽ cùng chư Tăng lên đường tiếp tục cuộc hành trình du phương hóa đạo. Trong 7 ngày lưu lại hoàng cung, Đức Thế Tôn đi thăm viếng các vị hoàng thân quốc thích, thuyết các pháp sanh diệt vô thường, khổ, không, vô ngã và nhiều người sớm tỏ ngộ xin Phật xuất gia. Nan Đà, con trai của Di mẫu và La Hầu La con của Da Du cũng được Như Lai hóa độ. Điều này khiến vua Tịnh Phạn cảm thấy lo ngại nhưng rồi ông cũng hiểu khó mà ngăn được dòng thác vô sanh đang tuôn chảy vào những khu rừng bạt ngàn hương hoa tuệ giác.

Từ xa… đoàn Sa môn khất sĩ đang từ từ bước tới, dẫn đầu là đức Thích Ca, hai tay ôm bát, dáng vẻ uy nghiêm mà thong dong tự tại. Bất giác Mahàpajàpati - Gotami nghe như có nguồn năng lượng chạy khắp châu thân. Hình ảnh này, dáng vẻ này bà đã nhìn thấy đâu đó… trong tiềm thức, trong giấc chiêm bao, hay trong suy tưởng? Bà có ý tưởng - hay ước nguyện, một ngày nào đó chính mình, với rất nhiều chị em trong hoàng tộc sẽ được Như Lai trao cho chiếc y màu hoại sắc thanh cao thoát tục. Giấc mơ ấy dần hiện thực khi bà đang quỳ đây, dưới chân ánh đạo vàng để nghe những âm từ vi diệu vang lên từ kim khẩu bậc xuất thế:

- Di Mẫu! Xin hãy đứng lên. Người đã lớn tuổi, lại là bậc mẫu nghi thiên hạ. Như Lai dù là thầy của muôn người, nhưng với Di Mẫu vẫn luôn kính trọng như người mẹ quá cố. Tuy người không sanh thành nhưng ơn dưỡng dục cũng cao như trời bể. Không chỉ trong kiếp này, mà từ vô lượng kiếp trước… người đã là Di Mẫu của Như Lai, đã chăm sóc bảo bọc cho Như Lai từ lúc mới chào đời. Ân đức hạnh nguyện của người cũng sắp đến ngày kết nụ tỏa hương…

Nghe qua mấy lời đạo tình thấu hiểu của Phật, cảm giác của Di Mẫu lúc này thật nhẹ nhàng như kẻ lữ hành vừa trút bỏ hết mọi gánh nặng đường xa bấy lâu đeo đẳng.

- Đấng Đại Giác từ bi trí tuệ! Lời nói của người như cam lồ pháp vị, xóa tan bao não phiền của kẻ trần tục. Làm quyến thuộc với Thế Tôn cũng là duyên lành hội ngộ từ nhiều đời. Nay lại được ngài thương tưởng… nhận lời cung thỉnh thọ nhận cúng dường và ban bố những lời pháp nhũ đạo tình, thật là phước đức lớn cho Di mẫu cùng tất cả cung tần thị nữ nơi chốn hậu cung này. Nương nhờ thần lực chú nguyện của người mà những đau khổ ràng buộc lâu nay sẽ sớm được dứt trừ buông bỏ…
***

Tu viện Trùng Các nằm trong khu rừng Đại Lâm cách thành Vaiśāli không xa, là nơi Phật cùng chúng Tăng thường đến an cư thuyết pháp vào mùa mưa. Trong đó có một Tu viện dành cho chư Ni dưới sự hướng dẫn của trưởng lão Mahàpajàpati. Đây là Ni đoàn thành lập đầu tiên vào thời đức Phật.

Sau nhiều lần khổ cầu và được Tôn giả A Nan hết lòng trợ giúp, cuối cùng Phật chấp thuận cho Di Mẫu, công chúa Da Du cùng 500 người nữ thuộc dòng họ Sakya và Koliya xuất gia. Giới pháp đầu tiên mà Phật truyền trao mà chư Ni phải tuân thủ suốt đời là Bát Kỉnh Pháp. Giáo đoàn của Phật từ đó có đầy đủ tứ chúng xuất gia. Sau khi xuất gia, trưởng lão Mahàpajàpati-Gotami tinh tấn tu tập và không bao lâu chứng quả A La
Hán, được Phật xác nhận là vị trưởng lão Ni có kinh nghiệm bậc nhất.

Giáo đoàn chư Ni lúc đầu chỉ có các vị vương phi công chúa trong hoàng gia. Sau đó… nhân một mùa hạ tại Kỳ Viên, Phật độ cho một cô gái tiện dân xuất gia. Từ đó những người con gái đức Như Lai góp mặt trong giáo đoàn đầy đủ các giai cấp, từ giới quý tộc cho đến những kẻ nghèo hèn, hàng kỹ nữ hạ lưu trong xã hội. Được Phật cho xuất gia và trưởng lão Gotama hướng dẫn tu tập, rất nhiều người trong số họ đã chứng Tứ quả Thanh Văn, đón nhận niềm tin và sự cung kính của vua quan tín tâm mộ đạo.

Thấm thoát Mahàpajàpati -Gotami đã ngoài trăm tuổi. Là vị trưởng lão Ni có thâm niên tu tập và kinh nghiệm bậc nhất nên Ni giới dưới thời lãnh đạo của Ngài là một tập thể chung sống hòa hợp thanh tịnh. Trong giáo lý Phật đà mọi người đều bình đẳng, không có tâm kỳ thị phân biệt giai cấp sang hèn mà chỉ có sự chứng ngộ để cùng tiến tới con đường giải thoát an vui.

Hạnh nguyện viên thành, sanh tử đến đi tự tại, trưởng lão thấy mình đã tới lúc cần phải từ bỏ xác thân tứ đại này. Tâm nguyện cuối cùng của Thánh Ni là viên tịch trước khi đức Thế Tôn nhập Niết bàn. Phật cũng đã hứa khả. Sau đó Di Mẫu cùng các vị Ni trưởng lão cao minh đã thi triển thần thông cúng dường Phật và chúng Tăng rồi thâu thần nhập diệt.

Niềm tin về những giá trị chơn thiện mỹ được chứng thực theo thời gian. Trải qua bao cuộc thăng trầm biến đổi, từng trang sử vàng lại được viết tiếp. Công hạnh tu tập chứng ngộ của những người con gái đức Như Lai lại được hậu thế Ni lưu tôn vinh tưởng nhớ. Nhiều thế kỷ đã trôi qua… những bông hoa tuệ giác vẫn luôn nở rộ dưới cội bồ đề, nơi còn lưu bóng bậc Thánh Ni một thời khai sáng./.

Xem thêm:

Nỗi lòng và hạnh nguyện của Di Mẫu

Nhận trọng trách nuôi dưỡng Thái tử Sĩ Đạt Ta, Mahàpajàpati - Gotami không biết mình đã là Di mẫu của một vị Phật tương lai. Và bà hẳn cũng không thể nghĩ có ngày bản thân lại được xuất gia, trở thành vị Ni đầu tiên trong Giáo đoàn Tăng lữ của Sa môn Cồ Đàm.

Khi ấy Gotami chỉ nghĩ đơn giản một điều là vâng theo chiếu chỉ của đức vua Tịnh Phạn và di nguyện của Hoàng hậu Ma Da—người chị ruột vừa qua đời sau khi hạ sanh Thái tử được 7 ngày. Hơn ai hết bà hiểu rõ trách nhiệm một Di mẫu không chỉ đơn thuần là việc nuôi dưỡng một đứa trẻ sơ sinh mà đây là Thái tử, là người sẽ kế vị ngôi vua, là niềm tự hào của cả giòng họ Sakya. Có biết bao điềm lành, bao lời dự đoán về tương lai của vị tiểu Thái tử này. Tiên nhân A Tư Đà từ trên núi cao tìm đến chúc mừng và khi nhìn thấy dung mạo đã phải thốt lên: “Nếu làm vua ở thế gian, Thái tử sẽ là một vị Thiên tử xuất chúng, thống lãnh cả giang sơn rộng lớn; còn nếu xuất gia học đạo người sẽ là bậc thầy của ba cõi… là cha lành của muôn loại chúng sanh đang đắm chìm trong sông mê biển khổ.”

Sự kỳ vọng lớn lao được đặt lên đôi vai bé nhỏ, tâm trạng Gotami không tránh khỏi những lúc băn khoăn nghĩ ngợi. Áp lực là vậy, nhưng với một trái tim nhân hậu lại giàu cảm xúc, bà nhận ra một sợi dây thâm tình vừa được buộc chặt. Đứa trẻ thơ chào đời đã lan tỏa một sức sống diệu kỳ mãnh liệt, một khuôn mặt khôi ngô sáng đẹp như trăng rằm gợi nhớ hình ảnh người chị thân yêu vừa khuất bóng, khiến lòng bà nguôi ngoai nỗi ưu buồn mất mát. Tình cảm xuất phát tận đáy lòng mang theo niềm vui tràn ngập khi được làm Mẹ— dù là Di Mẫu, Gotami tự nhủ với lòng sẽ yêu thương chăm sóc Thái tử chu đáo như đứa con do mình sanh thành.


Phật pháp ứng dụng nỗi long và hạnh nguyện của Di Mẫu


Trong suốt nhiều tuần lễ… cung điện Hoàng gia luôn sáng rực ánh đèn, rộn ràng tiếng đàn tiếng trống như đang vào mùa hội lớn. Cũng phải thôi. Nhà vua cùng hoàng tộc đang tiến hành hôn lễ cho Thái tử Sĩ Đạt Ta cùng công chúa Da Du Đà La, con gái Vua Bạch Phạn nước lân bang. Có thể nói lâu lắm rồi Hoàng cung mới có được không khí tưng bừng náo nhiệt đến vậy. Và cũng lâu lắm rồi dân chúng kinh thành Ca Tỳ La Vệ mới tận hưởng niềm vui trọn vẹn khi chứng kiến lễ thành thân của vị Thái
tử mà họ hết lòng kính yêu ngưỡng mộ. Cuộc hôn nhân vương giả của đôi trai tài gái sắc được tổ chức long trọng trong tiếng reo hò chúc tụng của quần thần cùng bàng dân trăm họ…

Người vui nhất không ai khác là vua cha Tịnh Phạn. Sau bao năm chờ đợi, cuối cùng ngày này cũng đến. Sự chờ đợi của nhà vua cũng như bao bậc làm cha làm mẹ, mong muốn con cái sớm thành gia lập thất. Có khác chăng là sự mong chờ ấy luôn ẩn chứa một nỗi lo sợ vô hình, một chút niềm tin pha lẫn ngờ vực. Suốt bao năm tháng… chứng kiến từng bước đi đầu đời cho đến những ngày lớn khôn chững chạc của Thái tử, nhà vua không che dấu niềm tự hào kiêu hãnh.

Không tự hào sao được khi mà Sĩ Đạt Ta, đứa con sanh ra với bao điềm lành được báo trước ngày càng tỏ ra thông minh nổi bật hơn hẳn đám trẻ đồng trang lứa. Khi Thái tử được 7 tuổi, nhà vua cho mời các vị danh sư trong nước về dạy và chỉ chưa đầy 5 năm, Sĩ Đạt Ta đã làu thông cả 5 môn học (Ngôn Ngữ, Lý Luận, Thiên Văn, Y học, Công Kỹ nghệ) cùng 4 bộ Vệ Đà. Những môn học mà ngay cả người trưởng thành lúc bấy giờ cũng khó tiếp thu hết được trong ngần ấy thời gian. Sau đó, Sĩ Đạt Ta học qua các môn võ thuật cung kiếm và đều tỏ ra xuất sắc vượt trội, khiến cho các vị giáo thọ lỗi lạc nhất cũng phải lắc đầu vì không còn gì để chỉ dạy thêm.

Bước qua tuổi trưởng thành, Thái tử là một chàng trai tuấn tú, văn võ song toàn,
khí chất thông thái, phẩm cách đạo đức cũng sớm được bộc lộ qua từng lời nói ứng xử với mọi người. Thái tử có tư cách của người lãnh đạo, có phẩm chất là một minh quân lại có cốt cách của một đạo sĩ. Đó là điều khiến nhà vua lo lắng và luôn tìm mọi cách ngăn trở để Thái tử không phát triển về mặt tâm linh đạo học. Là một người cha, một vị vua, Quốc vương chỉ mong đợi một ngày không xa, Thái tử sẽ ngồi lên chiếc ngai vàng trị vì thiên hạ. Cuộc hôn nhân được cho là sự kết thân của hai vương triều, là sự sắp xếp của người lớn… nhưng trên hết vẫn là tình yêu chân thành của Thái tử dành cho nàng công chúa xinh đẹp dịu dàng. Với tình yêu ấy… năm dài tháng rộng sẽ kết thêm hoa quả ngọt ngào, đủ để gắn chặt Thái tử bên vợ đẹp con ngoan cùng với vương quyền thế lực hùng mạnh.

Sự lo lắng của nhà vua lại khác hẳn với nỗi niềm thầm kín lâu nay của Di Mẫu. Là người trực tiếp nuôi dưỡng Thái tử, bà hiểu rất rõ tính cách của Sĩ Đạt Ta. Xuất thân là một Thái tử quyền quý, nhưng Sĩ Đạt Ta không thích tận hưởng cuộc sống xa hoa giữa chốn hoàng cung tráng lệ mà chỉ tìm đến những nơi thanh vắng để được một mình ngồi trầm tư mặc định. Được nuôi dạy để trở thành người thừa kế ngai vàng, song Thái tử lại không quan tâm đến vấn đề chính trị thời cuộc dù tài trí năng lực có thừa. Chính cuộc sống có phần khép kín của Thái tử khiến Di Mẫu phải hứng lấy bao lời chỉ trích chê bai. Người ta cho rằng nhân cách của Thái tử là do tuổi thơ sống thiếu vắng tình mẫu tử, là bởi không nhận được sự chăm sóc mặn mà của người kế mẫu. Sau khi Di Mẫu hạ sanh Hoàng tử Nan Đà… mọi người càng khẳng định tình mẹ con của bà đối với Sĩ Đạt Ta đã có ít nhiều sự thay đổi phân biệt.

Bỏ ngoài tai những lời thị phi đàm tiếu, Mahàpajàpati hiểu rõ cuộc sống và tình cảm bà dành cho Thái tử còn sâu xa thắm thiết hơn mọi thứ trên đời. Từ khi Sĩ Đạt Ta còn nhỏ, bà cảm nhận có sự khác biệt qua ánh mắt vẻ nhìn, qua từng lời nói bước đi của Thái tử. Trải qua năm tháng… Sĩ Đạt Ta trưởng thành thì sự cảm nhận của bà càng trở nên xác thực. Cho đến lúc này, khi Thái tử đã yên bề gia thất, vua Tịnh Phạn có thể an tâm hài lòng, bá quan cùng thần dân trăm họ vui sướng về một đấng minh quân trong tương lai. Chỉ có Mahàpajàpati bình tĩnh nhìn sự việc theo chiều hướng khác. Bởi bà hiểu… không có gì, dù đó là những sợi dây thiêng liêng cao cả nhất có thể buộc chặt được trái tim và ý chí xuất trần của bực đại hùng đại lực.
***

Kinh Thành Kapilavatthu lại thêm một lần dậy sóng. Đợt sóng lần này cao hơn cả lần Thái tử Sĩ Đạt Ta vượt thành tìm đường xuất gia học đạo. Đó là một đêm khi mà cả hoàng cung đắm chìm trong giấc ngủ sau bữa tiệc linh đình, Thái tử trở dậy, lén nhìn vợ con lần cuối rồi cùng Xa Nặc và con ngựa Kiền Trắc trốn đi. Sau hơn 7 năm khổ hạnh, Ngài nhận ra con đường trung đạo chính là chân lý diệu mầu đưa đến sự thành tựu đạo quả vô thượng chánh đẳng chánh giác.

Sau khi đắc đạo dưới cội bồ đề, bên dòng sông Ni liên Thiền, Đức Thích Ca Mâu Ni rời khỏi Khổ Hạnh Lâm bắt đầu thuyết pháp độ sanh. Chúng đệ tử theo ngài xuất gia tu tập chứng quả có đến ngàn vị. Hàng phật tử tại gia quy y thọ giáo thì nhiều vô kể, từ giới thượng lưu vua quan hoàng thân quốc thích cho đến kẻ thứ dân cùng đinh trong xã hội. Bấy giờ ai cũng gọi Ngài là Phật, là đức Thế Tôn, là Sa môn Cồ Đàm. Tên Sĩ Đạt Ta chỉ còn là hoài niệm trong tâm tưởng của dòng họ Sakya. Hằng ngày Phật đưa chúng đệ tử đi khất thực. Đây là việc hóa duyên độ sanh của hàng xuất gia, không phân biệt nghèo giàu, không xem trọng thế quyền danh vị ở thế gian. Mỗi ngày ăn một bữa, đêm vào rừng tọa thiền rồi nghỉ lại dưới gốc cây. Lần hồi Sa Môn Cồ Đàm cũng về tới kinh thành Ca Tỳ La vệ.

Người cha già sau bao ngày mỏi mòn đợi chờ, nghe tin con sắp về thì rất đỗi vui mừng, trong lòng vua Tịnh Phạn lại thắp lên chút hy vọng. Bởi vua nghĩ sau nhiều năm thỏa mãn việc tu hành thì Sĩ Đạt Ta lại trở về nhà. Ngai vàng điện ngọc vẫn còn đó. Công chúa Da Du Đà La—
người vợ trẻ xinh đẹp bao năm vẫn trung trinh chờ đợi chồng; và đứa con thơ La Hầu La vừa tròn 7 tuổi đang rất nóng lòng gặp người cha vốn chưa một lần nhìn thấy mặt.

Điều làm nhà vua ngạc nhiên là Thái tử không về ngay hoàng cung mà dẫn đoàn đệ tử tuần tự đi vào làng, tay ôm bình bát khất thực xin ăn. Đây quả là một điều sỉ nhục đối với giòng họ Sakya. Không cam lòng thấy con mình hành hạ xác thân như vậy, Vua lệnh cho các quan hậu cần chuẩn bị đầy đủ các món thịt ngon rượu quý để khi thầy trò Thái tử về tới kinh thành sẽ thết đãi một bữa linh đình. Vua còn cho gọi nàng dâu Da Du Đà La đến dặn dò mọi chuyện. Khi Thái tử về… phải dẫn La Hầu Ha ra gặp cha và bày tỏ niềm nhớ thương ngày đêm mong đợi để Thái tử nghĩ đến tình nghĩa vợ chồng cha con mà không nỡ rời xa…

Vừa gặp Phật, vua liền buông lời trách cứ:
- Sao con lại có thể hành xử như thế… thân là một Thái tử lại hạ mình đi ăn xin để sống qua ngày, lại còn tiếp xúc với bọn hạ lưu thì còn gì phẩm giá cao quý của giòng họ nhà ta. Quả thật là một điều sỉ nhục…

Phật trao bình bát cho vua rồi nhẹ lời giải thích:

- Đây là bình bát của Như Lai. Chư Phật quá khứ sau khi chứng đạo đều ôm bát đi xin cơm ngàn nhà để nuôi dưỡng xác thân tứ đại này. Nay Như Lai cũng vậy. Tâm Như Lai bình đẳng thì đâu có sự phân biệt giai cấp sang hèn giàu nghèo. Tăng đoàn khất thực với mục đích cao cả là hóa duyên độ chúng. Một bát cơm là một mảnh ruộng để chúng sanh gieo trồng hạt giống phước điền vào đó. Ý nghĩa của việc khất thực là mang lại sự an lạc giải thoát cho mọi người. Đó là hạnh nguyện, là truyền thống cao cả của bậc giác ngộ, sao Phụ vương lại cho đó là điều sỉ nhục…

Vua nghe qua mấy lời đạo lý sâu xa, trong lòng cũng vơi bớt sự hoài nghi sầu muộn. Suốt mấy ngày, Phật vì vua cha thuyết pháp khiến ông liễu ngộ lý vô thường sanh diệt của đời người, bao nhiêu phiền giận tiêu tan, những điều cố chấp kiêu mạn cũng không còn. Nhờ thiện căn được gieo trồng từ nhiều kiếp, không bao lâu vua chứng sơ quả Tu Đà Hoàn.
***

Theo lời thỉnh cầu của Di mẫu… Phật vào nội cung thọ trai, sau đó ngài sẽ cùng chư Tăng lên đường tiếp tục cuộc hành trình du phương hóa đạo. Trong 7 ngày lưu lại hoàng cung, Đức Thế Tôn đi thăm viếng các vị hoàng thân quốc thích, thuyết các pháp sanh diệt vô thường, khổ, không, vô ngã và nhiều người sớm tỏ ngộ xin Phật xuất gia. Nan Đà, con trai của Di mẫu và La Hầu La con của Da Du cũng được Như Lai hóa độ. Điều này khiến vua Tịnh Phạn cảm thấy lo ngại nhưng rồi ông cũng hiểu khó mà ngăn được dòng thác vô sanh đang tuôn chảy vào những khu rừng bạt ngàn hương hoa tuệ giác.

Từ xa… đoàn Sa môn khất sĩ đang từ từ bước tới, dẫn đầu là đức Thích Ca, hai tay ôm bát, dáng vẻ uy nghiêm mà thong dong tự tại. Bất giác Mahàpajàpati - Gotami nghe như có nguồn năng lượng chạy khắp châu thân. Hình ảnh này, dáng vẻ này bà đã nhìn thấy đâu đó… trong tiềm thức, trong giấc chiêm bao, hay trong suy tưởng? Bà có ý tưởng - hay ước nguyện, một ngày nào đó chính mình, với rất nhiều chị em trong hoàng tộc sẽ được Như Lai trao cho chiếc y màu hoại sắc thanh cao thoát tục. Giấc mơ ấy dần hiện thực khi bà đang quỳ đây, dưới chân ánh đạo vàng để nghe những âm từ vi diệu vang lên từ kim khẩu bậc xuất thế:

- Di Mẫu! Xin hãy đứng lên. Người đã lớn tuổi, lại là bậc mẫu nghi thiên hạ. Như Lai dù là thầy của muôn người, nhưng với Di Mẫu vẫn luôn kính trọng như người mẹ quá cố. Tuy người không sanh thành nhưng ơn dưỡng dục cũng cao như trời bể. Không chỉ trong kiếp này, mà từ vô lượng kiếp trước… người đã là Di Mẫu của Như Lai, đã chăm sóc bảo bọc cho Như Lai từ lúc mới chào đời. Ân đức hạnh nguyện của người cũng sắp đến ngày kết nụ tỏa hương…

Nghe qua mấy lời đạo tình thấu hiểu của Phật, cảm giác của Di Mẫu lúc này thật nhẹ nhàng như kẻ lữ hành vừa trút bỏ hết mọi gánh nặng đường xa bấy lâu đeo đẳng.

- Đấng Đại Giác từ bi trí tuệ! Lời nói của người như cam lồ pháp vị, xóa tan bao não phiền của kẻ trần tục. Làm quyến thuộc với Thế Tôn cũng là duyên lành hội ngộ từ nhiều đời. Nay lại được ngài thương tưởng… nhận lời cung thỉnh thọ nhận cúng dường và ban bố những lời pháp nhũ đạo tình, thật là phước đức lớn cho Di mẫu cùng tất cả cung tần thị nữ nơi chốn hậu cung này. Nương nhờ thần lực chú nguyện của người mà những đau khổ ràng buộc lâu nay sẽ sớm được dứt trừ buông bỏ…
***

Tu viện Trùng Các nằm trong khu rừng Đại Lâm cách thành Vaiśāli không xa, là nơi Phật cùng chúng Tăng thường đến an cư thuyết pháp vào mùa mưa. Trong đó có một Tu viện dành cho chư Ni dưới sự hướng dẫn của trưởng lão Mahàpajàpati. Đây là Ni đoàn thành lập đầu tiên vào thời đức Phật.

Sau nhiều lần khổ cầu và được Tôn giả A Nan hết lòng trợ giúp, cuối cùng Phật chấp thuận cho Di Mẫu, công chúa Da Du cùng 500 người nữ thuộc dòng họ Sakya và Koliya xuất gia. Giới pháp đầu tiên mà Phật truyền trao mà chư Ni phải tuân thủ suốt đời là Bát Kỉnh Pháp. Giáo đoàn của Phật từ đó có đầy đủ tứ chúng xuất gia. Sau khi xuất gia, trưởng lão Mahàpajàpati-Gotami tinh tấn tu tập và không bao lâu chứng quả A La
Hán, được Phật xác nhận là vị trưởng lão Ni có kinh nghiệm bậc nhất.

Giáo đoàn chư Ni lúc đầu chỉ có các vị vương phi công chúa trong hoàng gia. Sau đó… nhân một mùa hạ tại Kỳ Viên, Phật độ cho một cô gái tiện dân xuất gia. Từ đó những người con gái đức Như Lai góp mặt trong giáo đoàn đầy đủ các giai cấp, từ giới quý tộc cho đến những kẻ nghèo hèn, hàng kỹ nữ hạ lưu trong xã hội. Được Phật cho xuất gia và trưởng lão Gotama hướng dẫn tu tập, rất nhiều người trong số họ đã chứng Tứ quả Thanh Văn, đón nhận niềm tin và sự cung kính của vua quan tín tâm mộ đạo.

Thấm thoát Mahàpajàpati -Gotami đã ngoài trăm tuổi. Là vị trưởng lão Ni có thâm niên tu tập và kinh nghiệm bậc nhất nên Ni giới dưới thời lãnh đạo của Ngài là một tập thể chung sống hòa hợp thanh tịnh. Trong giáo lý Phật đà mọi người đều bình đẳng, không có tâm kỳ thị phân biệt giai cấp sang hèn mà chỉ có sự chứng ngộ để cùng tiến tới con đường giải thoát an vui.

Hạnh nguyện viên thành, sanh tử đến đi tự tại, trưởng lão thấy mình đã tới lúc cần phải từ bỏ xác thân tứ đại này. Tâm nguyện cuối cùng của Thánh Ni là viên tịch trước khi đức Thế Tôn nhập Niết bàn. Phật cũng đã hứa khả. Sau đó Di Mẫu cùng các vị Ni trưởng lão cao minh đã thi triển thần thông cúng dường Phật và chúng Tăng rồi thâu thần nhập diệt.

Niềm tin về những giá trị chơn thiện mỹ được chứng thực theo thời gian. Trải qua bao cuộc thăng trầm biến đổi, từng trang sử vàng lại được viết tiếp. Công hạnh tu tập chứng ngộ của những người con gái đức Như Lai lại được hậu thế Ni lưu tôn vinh tưởng nhớ. Nhiều thế kỷ đã trôi qua… những bông hoa tuệ giác vẫn luôn nở rộ dưới cội bồ đề, nơi còn lưu bóng bậc Thánh Ni một thời khai sáng./.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Khi công tử A -Nậu- Lầu -Đà thưa với thân mẫu là cậu muốn xuất gia thì bà mẹ không ngạc nhiên nhưng rất lo lắng và buồn khổ.

Không ngạc nhiên vì bà biết lâu nay hai người con trai của bà rất siêng năng tìm đến nơi Đức Phật thuyết pháp khi Ngài cùng tăng đoàn dừng chân tại thị trấn nơi họ cư ngụ. Chính bản thân bà, khi đến nghe Phật thuyết, bà cũng cảm thấy rung động vì những lời dạy từ bi, và dáng vẻ uy nghiêm, thanh thoát toát ra từ Đức Phật.

Phật cùng tăng đoàn đã rời vương quốc này, đi về hướng Câu -Tát-La mấy ngày nay rồi mà bà còn tưởng nhớ tới những lời Phật dạy.

Nhưng bà chỉ có hai người con trai mà bà yêu quý nhất trên đời, nếu con bà xuất gia theo Phật, bà sẽ nương tựa vào đâu?

Công tử A-Nậu-Lầu-Đà đã trấn an hiền mẫu là, nếu được theo Phật tu học cậu sẽ trở thành một người giác ngộ, một người giải thoát khỏi mọi phiễn não thế gian. Đó có phải là điều mà người mẹ nào cũng mong muốn cho con mình đạt được hay không?

Tận đáy thâm tâm, người mẹ cũng biết như thế, nhưng chưa thoát ra khỏi tình yêu vị kỷ. Bà vớt vát bằng một điều kiện, là bà bằng lòng cho cậu xuất gia nếu cậu rủ được Tổng trấn Bạt-Đề cùng đi.

Khi ra điều kiện đó, bà có nhiều hy vọng giữ được con, vì Tổng trấn Bạt-Đề - bạn thân thiết của con bà - là người giầu sang, quyền thế tột bực, làm sao có thể rũ bỏ tất cả để cùng con bà xuất gia theo Phật?

Ấy thế mà ba ngày sau công tử A-Nậu -Lầu -Đà về nhà, hớn hở nói với mẹ rằng Tổng trấn

phật pháp ứng dung trói buộc từ đâu


Bạt-Đề chỉ cần bẩy ngày để thu xếp công việc rồi sẽ cùng cậu xuất gia!

Trên đường tìm đến nơi Phật đang thuyết giảng, họ rủ thêm được mấy người bạn nữa, cũng thuộc giòng dõi quý tộc và cùng trang lứa thanh xuân. Chiếc xe tứ mã đưa nhóm người trẻ đi cầu đạo, rộn rã tiếng cười vui hòa cùng nhịp vó loóc coóc như nhạc đệm của bản trường ca ngân vang bất tận…..

Khi qua khỏi khu rừng thưa, đến đầu một thôn xóm, công tử Bạt -Đề dừng cương, nhìn một lượt khắp các bạn rồi bỗng phá lên cười sặc sụa. A-Nậu-Lầu-Đà hỏi bạn:
-   Có điều chi mà huynh dừng xe, cười dữ
vậy?
-  Không buồn cười sao được, này, chúng ta hãy đều tự nhìn lại mình xem, có ai đi xuất gia
tu học mà ăn mặc sang trọng như vậy không? Mũ áo xênh sang chưa đủ, còn vòng vàng châu ngọc đeo đầy người thế kia! Chúng ta không định làm trò cười đấy chứ?

Bấy giờ, ai nấy đều xuống xe, xăm soi, ngắm nghía mình và rồi tất cả cùng rũ ra cười.
Quả đúng như công tử Bạt-Đề nói, họ còn trẻ trung, năng động nên quá vô tâm, đi xuất gia mà vẫn trang phục như đi du xuân ngắm cảnh.

Thế là họ cùng đồng ý buộc giây cương chiếc xe tứ mã vào cây sồi ven đường, cởi bỏ áo quần sang trọng, chỉ mặc bộ đơn giản nhất, bao nhiêu bạc vàng châu báu cũng trút hết, cho vào một túi vải, và cùng tiến về thôn làng trước mặt với ý định sẽ trao tặng cho những người nghèo khổ trong làng.

Nhưng ngay trên con đường đất đỏ dẫn vào làng, họ thấy một quán lá xiêu vẹo. Đó là quán hớt tóc của một thanh niên trạc tuổi họ, gương mặt sáng sủa khôi ngô nhưng áo quần thì rách rưới, nghèo nàn.

Họ ghé vào quán, hỏi đường tới biên giới vương quốc Câu-Tát-La.

Người đó biết ngay là họ muốn tìm tới nơi Đức Phật đang thuyết giảng vì mấy ngày nay cũng có nhiều người đi tới đây, rồi không biết phải rẽ hướng nào mới tới biên giới Câu-Tát-La.

Sau khi được chỉ đường rất ân cần, cặn kẽ, công tử A -Nậu-Lầu- Đà đại diện các bạn, tặng người hớt tóc nghèo khổ gói châu báu và tất cả áo quần sang trọng cùng chiếc xe tứ mã, vì từ nay họ không còn cần tới nữa.
Người hớt tóc đứng lặng, ôm gói châu báu,
nhìn theo những vị công tử khuất dần sau cánh rừng thưa.

Mở túi vải ra, người ấy rụng rời, sửng sốt. Chưa từng bao giờ trong đời, người ấy

được nhìn thấy những vòng xuyến lộng lẫy thế này, chứ đừng nói là được chạm vào, được sờ vào! Nay, không những được thấy, được cầm, mà tất cả những trang sức đắt giá này đều thuộc về mình.

Người đó cảm thấy sung sướng đến muốn ngất đi. Thôi, từ nay hết nghèo, hết đói, hết bị xua đuổi khinh khi.

Người ấy ngồi bệt ngay trên nền đất, ôm chặt gói châu báu mà mơ màng tận hưởng.

Nhưng rồi người ấy chợt tỉnh, đứng bật dậy, hốt hoảng nhìn quanh.

May mà xung quanh vắng lặng, không một bóng người chứ nếu có ai biết, ai thấy người ấy đang ôm gói châu báu trong tay thì chắc chắn mạng này chẳng còn!

Lại nữa, với bạc vàng của cải như vầy, làm sao người ấy có thể an giấc trong đêm nơi chòi lá trống trải này? Biết cất giấu ở đâu? Nếu muốn hưởng cũng làm sao để hưởng, khi từ xưa, người ấy đã thuộc ngoại cấp, nghĩa là giai cấp nghèo hèn tận cùng trong xã hội? Quan quyền sẽ đến tra vấn và dù có nói thật cũng không ai tin lời một người cùng đinh.

Những dấu hỏi kinh khủng này khiến người ấy run rẩy, mồ hôi toát ra như tắm vì sợ hãi.
Người ấy chợt nhận ra rằng, chỉ dăm phút trước đây thôi, tuy nghèo khổ nhưng an vui thanh thản. Dăm phút sau, có cả một tài sản lớn lao trong tay mà bất an, hốt hoảng, lo sợ tứ bề!

Người ấy cũng lại nghĩ, những vị công tử giòng dõi quyền quý kia, tài sản của họ hẳn có gấp trăm lần thế này mà họ bỏ hết, đi tìm Phật, thì chắc là những gì Phật sẽ cho họ phải lớn lao vô cùng so với tài sản kia. Còn ta, ta nghèo quá, chẳng có gì phải bỏ, còn không theo bước họ, tính đợi đến bao giờ?

Nghĩ tới thế, tâm người ấy lập tức trở lại trạng thái bình an, vui vẻ.
Người ấy nhìn quanh rồi chọn một nhánh liễu cao, buộc gói châu báu trên đó với ý nghĩ, ai tìm thấy trước sẽ là sở hữu chủ.

Rồi chẳng buồn nhìn lại thôn xóm, người ấy ba chân bốn cẳng chạy về hướng biên giới Câu-Tát -La, mong bắt kịp nhóm vương tử để được đi cùng.

Sau này, người ấy chính là Tôn Giả Ưu Ba Ly - giới luật đệ nhất - là một, trong mười đại đệ tử xuất sắc được hầu cận bên Phật.

Nghe câu chuyện này, chúng ta có dành ra đôi phút để tự hỏi: “Trói buộc từ đâu?” hay không?

Xem thêm:

Trói buộc từ đâu ?

Khi công tử A -Nậu- Lầu -Đà thưa với thân mẫu là cậu muốn xuất gia thì bà mẹ không ngạc nhiên nhưng rất lo lắng và buồn khổ.

Không ngạc nhiên vì bà biết lâu nay hai người con trai của bà rất siêng năng tìm đến nơi Đức Phật thuyết pháp khi Ngài cùng tăng đoàn dừng chân tại thị trấn nơi họ cư ngụ. Chính bản thân bà, khi đến nghe Phật thuyết, bà cũng cảm thấy rung động vì những lời dạy từ bi, và dáng vẻ uy nghiêm, thanh thoát toát ra từ Đức Phật.

Phật cùng tăng đoàn đã rời vương quốc này, đi về hướng Câu -Tát-La mấy ngày nay rồi mà bà còn tưởng nhớ tới những lời Phật dạy.

Nhưng bà chỉ có hai người con trai mà bà yêu quý nhất trên đời, nếu con bà xuất gia theo Phật, bà sẽ nương tựa vào đâu?

Công tử A-Nậu-Lầu-Đà đã trấn an hiền mẫu là, nếu được theo Phật tu học cậu sẽ trở thành một người giác ngộ, một người giải thoát khỏi mọi phiễn não thế gian. Đó có phải là điều mà người mẹ nào cũng mong muốn cho con mình đạt được hay không?

Tận đáy thâm tâm, người mẹ cũng biết như thế, nhưng chưa thoát ra khỏi tình yêu vị kỷ. Bà vớt vát bằng một điều kiện, là bà bằng lòng cho cậu xuất gia nếu cậu rủ được Tổng trấn Bạt-Đề cùng đi.

Khi ra điều kiện đó, bà có nhiều hy vọng giữ được con, vì Tổng trấn Bạt-Đề - bạn thân thiết của con bà - là người giầu sang, quyền thế tột bực, làm sao có thể rũ bỏ tất cả để cùng con bà xuất gia theo Phật?

Ấy thế mà ba ngày sau công tử A-Nậu -Lầu -Đà về nhà, hớn hở nói với mẹ rằng Tổng trấn

phật pháp ứng dung trói buộc từ đâu


Bạt-Đề chỉ cần bẩy ngày để thu xếp công việc rồi sẽ cùng cậu xuất gia!

Trên đường tìm đến nơi Phật đang thuyết giảng, họ rủ thêm được mấy người bạn nữa, cũng thuộc giòng dõi quý tộc và cùng trang lứa thanh xuân. Chiếc xe tứ mã đưa nhóm người trẻ đi cầu đạo, rộn rã tiếng cười vui hòa cùng nhịp vó loóc coóc như nhạc đệm của bản trường ca ngân vang bất tận…..

Khi qua khỏi khu rừng thưa, đến đầu một thôn xóm, công tử Bạt -Đề dừng cương, nhìn một lượt khắp các bạn rồi bỗng phá lên cười sặc sụa. A-Nậu-Lầu-Đà hỏi bạn:
-   Có điều chi mà huynh dừng xe, cười dữ
vậy?
-  Không buồn cười sao được, này, chúng ta hãy đều tự nhìn lại mình xem, có ai đi xuất gia
tu học mà ăn mặc sang trọng như vậy không? Mũ áo xênh sang chưa đủ, còn vòng vàng châu ngọc đeo đầy người thế kia! Chúng ta không định làm trò cười đấy chứ?

Bấy giờ, ai nấy đều xuống xe, xăm soi, ngắm nghía mình và rồi tất cả cùng rũ ra cười.
Quả đúng như công tử Bạt-Đề nói, họ còn trẻ trung, năng động nên quá vô tâm, đi xuất gia mà vẫn trang phục như đi du xuân ngắm cảnh.

Thế là họ cùng đồng ý buộc giây cương chiếc xe tứ mã vào cây sồi ven đường, cởi bỏ áo quần sang trọng, chỉ mặc bộ đơn giản nhất, bao nhiêu bạc vàng châu báu cũng trút hết, cho vào một túi vải, và cùng tiến về thôn làng trước mặt với ý định sẽ trao tặng cho những người nghèo khổ trong làng.

Nhưng ngay trên con đường đất đỏ dẫn vào làng, họ thấy một quán lá xiêu vẹo. Đó là quán hớt tóc của một thanh niên trạc tuổi họ, gương mặt sáng sủa khôi ngô nhưng áo quần thì rách rưới, nghèo nàn.

Họ ghé vào quán, hỏi đường tới biên giới vương quốc Câu-Tát-La.

Người đó biết ngay là họ muốn tìm tới nơi Đức Phật đang thuyết giảng vì mấy ngày nay cũng có nhiều người đi tới đây, rồi không biết phải rẽ hướng nào mới tới biên giới Câu-Tát-La.

Sau khi được chỉ đường rất ân cần, cặn kẽ, công tử A -Nậu-Lầu- Đà đại diện các bạn, tặng người hớt tóc nghèo khổ gói châu báu và tất cả áo quần sang trọng cùng chiếc xe tứ mã, vì từ nay họ không còn cần tới nữa.
Người hớt tóc đứng lặng, ôm gói châu báu,
nhìn theo những vị công tử khuất dần sau cánh rừng thưa.

Mở túi vải ra, người ấy rụng rời, sửng sốt. Chưa từng bao giờ trong đời, người ấy

được nhìn thấy những vòng xuyến lộng lẫy thế này, chứ đừng nói là được chạm vào, được sờ vào! Nay, không những được thấy, được cầm, mà tất cả những trang sức đắt giá này đều thuộc về mình.

Người đó cảm thấy sung sướng đến muốn ngất đi. Thôi, từ nay hết nghèo, hết đói, hết bị xua đuổi khinh khi.

Người ấy ngồi bệt ngay trên nền đất, ôm chặt gói châu báu mà mơ màng tận hưởng.

Nhưng rồi người ấy chợt tỉnh, đứng bật dậy, hốt hoảng nhìn quanh.

May mà xung quanh vắng lặng, không một bóng người chứ nếu có ai biết, ai thấy người ấy đang ôm gói châu báu trong tay thì chắc chắn mạng này chẳng còn!

Lại nữa, với bạc vàng của cải như vầy, làm sao người ấy có thể an giấc trong đêm nơi chòi lá trống trải này? Biết cất giấu ở đâu? Nếu muốn hưởng cũng làm sao để hưởng, khi từ xưa, người ấy đã thuộc ngoại cấp, nghĩa là giai cấp nghèo hèn tận cùng trong xã hội? Quan quyền sẽ đến tra vấn và dù có nói thật cũng không ai tin lời một người cùng đinh.

Những dấu hỏi kinh khủng này khiến người ấy run rẩy, mồ hôi toát ra như tắm vì sợ hãi.
Người ấy chợt nhận ra rằng, chỉ dăm phút trước đây thôi, tuy nghèo khổ nhưng an vui thanh thản. Dăm phút sau, có cả một tài sản lớn lao trong tay mà bất an, hốt hoảng, lo sợ tứ bề!

Người ấy cũng lại nghĩ, những vị công tử giòng dõi quyền quý kia, tài sản của họ hẳn có gấp trăm lần thế này mà họ bỏ hết, đi tìm Phật, thì chắc là những gì Phật sẽ cho họ phải lớn lao vô cùng so với tài sản kia. Còn ta, ta nghèo quá, chẳng có gì phải bỏ, còn không theo bước họ, tính đợi đến bao giờ?

Nghĩ tới thế, tâm người ấy lập tức trở lại trạng thái bình an, vui vẻ.
Người ấy nhìn quanh rồi chọn một nhánh liễu cao, buộc gói châu báu trên đó với ý nghĩ, ai tìm thấy trước sẽ là sở hữu chủ.

Rồi chẳng buồn nhìn lại thôn xóm, người ấy ba chân bốn cẳng chạy về hướng biên giới Câu-Tát -La, mong bắt kịp nhóm vương tử để được đi cùng.

Sau này, người ấy chính là Tôn Giả Ưu Ba Ly - giới luật đệ nhất - là một, trong mười đại đệ tử xuất sắc được hầu cận bên Phật.

Nghe câu chuyện này, chúng ta có dành ra đôi phút để tự hỏi: “Trói buộc từ đâu?” hay không?

Xem thêm:
Đọc thêm..