Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,… giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.

Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!

Rải rác khắp các trang báo online là những bài viết về lễ hội chùa Hương sắp tới, về ngôi chùa bằng đồng mới khánh thành trên núi Yên Tử, về Phật Học Viện ở Sóc Sơn, về chuyến thăm quê lần hai của Hòa thượng Làng Mai, về mấy ngôi chùa mới của dòng thiền Trúc Lâm Việt Nam. Bây giờ với công nghệ vi tính ngày một tân tiến, hình ảnh âm thanh trên mấy trang báo Phật giáo online cũng ngày một rõ ràng, đẹp mắt, sướng tai hơn. 

Tôi ghé thăm từng trang rồi tần ngần như một tục khách trưa hè dừng chân bên mái tam quan một ngôi cổ tự. Chùa lớn lại đẹp, sân rộng mái cao, u tịch cao nhã. Một chút chuông gió, một làn khói nhang mơ màng đâu đó. Trong vùng tâm tưởng mơ hồ, khách bất ngờ nhắm mắt ngủ quên một giấc ngắn trong yên bình, rồi thì mộng và thực tan vào nhau thành một nhúm khói thật nhẹ…

Từ rất lâu ngày, tên gọi Phật giáo trong tôi là những lời Phật dạy còn ghi chép được trong kinh điển và được một số người đem vào đời thực bằng những hành trì trên bản thân. Bỏ đi những gì hại mình hại người, bỏ dần những thành kiến cố chấp, mở lòng ra để thương và hiểu cuộc đời ngày một rộng hơn, xa dần những biên giới không cần có. 

Nhưng rồi tôi đã thấy gì trong cái gọi là Phật giáo hôm nay. Những chuyện riêng tư trong sinh hoạt thường nhật của các vị đại sư Tàu hay Việt lần lượt được đánh bóng để dựng nên cái gọi là cõi Thiền Trung Quốc hay Việt Nam. Tất thảy những rượu thịt của Tế Công đến chuyện chém mèo, đốt tượng, đánh người, gào thét của các ngài Nam Tuyền, Đan Hà, Lâm Tế lần lượt được tận dụng để tạo nên một dáng riêng cho Phật giáo một phương. 

Lúc nào rỗi rảnh bình tâm, một người học Phật ngồi yên ngó lại xem hậu nhân biên địa đã đẩy Phật giáo cội nguồn về tận cõi nào. Kiểu Phật giáo đó cơ hồ chỉ là khách lạ của thứ kinh bối diệp mà lúc cần, người ta mới nhận đó là suối nguồn căn bản của Phật pháp uyên nguyên.

Ai cũng có quyền yêu nước thương nòi, ai cũng nên trân trọng bối cảnh văn hóa mà mình từ đó sinh trưởng, nhưng cứ tùy thích mà mang cái tâm tình đó mà gán ghép lên bất cứ cái gì khác thì hình như không nên. Khoa học được gọi là khoa học vì ở đó không có sự tùy tiện. Anh có là ai trên hành tinh này cũng phải ứng dụng đúng cách những nguyên tắc căn bản của computer nếu muốn sử dụng nó. 

Trong cõi chuyên môn đó hình như không có chỗ cho những tâm tình riêng tư. Chúng ta có thể tạo riêng một trang web đầy ắp những Đường Thi Từ Tống với hình ảnh các bức thư pháp hay tre trúc, cây cảnh theo phong cách Tàu, Nhật, Việt, Hàn nhưng con đường thực hiện trang web đó phải giống với thiên hạ. Ta có bao nhiêu cái riêng cũng mặc, nhưng phải có tối thiểu một cái chung căn bản với thiên hạ để không bị lạc lõng giữa đời.

Qua sách vở, tôi chỉ biết một hai vị đại sư người Hoa thời hiện đại như ngài Quảng Khâm, ngài Ấn Thuận nhưng tôi đặc biệt đọc nhiều về các ngài có lẽ cũng vì một lý do là các ngài không cố ý tạo riêng một dòng tư kiến nào hết. Đó cũng là trường hợp một số danh nhân Phật giáo khác như bà Dipama của Ấn Độ, ngài Achahn Chah hay bà Achahn Naeb của Thái Lan, ông Ubakhin của Miến Điện,… nếu không xem trước phần tiểu sử, thì khi đọc họ ta không thể biết họ là người xứ nào, lớn lên trong bối cảnh văn hóa ra sao. Điều họ nói hay viết chỉ nhắm chung mọi người để ai đọc hay nghe cũng được, cố tránh cái riêng tư để không tự đưa mình vào một góc tù tắc tị xa lạ với thiên hạ muôn phương. Nói về bụi trúc, hòn đá, thác nước, thảm cỏ thì cứ theo thiên nhiên mà nói. 

Đem tâm tình riêng tư mà ghép vào thì rõ ràng lợi bất cập hại. Tôi yêu vườn cảnh thì tôi tìm học ở anh về những thứ làm nên vườn cảnh, tôi không muốn anh khoe mẽ về khu vườn cảnh của anh. Có cần chứng minh gì đó để minh họa thì một chút thôi, làm ơn đừng bắt một người Nhật Bản phải nghĩ về vườn cảnh theo cách một người Thụy Điển.

Một người Tây phương hôm nay muốn tìm hiểu về Phật giáo, nếu không cảnh giác sẽ lọt tỏm vào một Phật giáo Tàu ngon ơ. Lúc định thần ngó lại anh ta sẽ ngỡ ngàng với cái gọi là Phật giáo theo những gì mình vẫn đọc thấy trong sách vở trước đó. Có thể có người sẽ giải thích với anh rằng đó là thứ Phật giáo sinh động, không phải khô cứng vô hồn như những trang bối diệp mà anh đã đọc. Lời trấn an đó dĩ nhiên có thể giúp anh yên lòng, nhưng mai này có dịp tìm sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi về Việt Nam,… ở đâu người ta cũng nói hệt vậy. Thế là trong anh có ít nhất non chục kiểu Phật giáo khác nhau. Không có một cội nguồn chung, thiên hạ xa nhau từ căn cội. Rồi thì phân hóa, chia cách, tương tranh.

Những cái RIÊNG có thể góp phần phong phú ly kỳ nhưng thiếu cái CHUNG thì tự dưng trở thành những mảnh vụn rời rạc khó xài. Người Việt từ mấy ngàn năm Bắc thuộc đã biết đến Phật giáo qua nhiều cái RIÊNG của Trung Hoa, và gần như không còn nhiều thời gian để tìm hiểu về cái CHUNG nên có giữa những người tu Phật. Thế rồi lịch sử đất nước lại phải trải qua những biến động kinh thiên, để nay người Việt lại có thêm nhiều cái RIÊNG của thời đại qua những tiêu ngữ khác…!

Người ngoài thò tay vào thực hiện chuyện đó đã đành, mà đến cả những người trong nhà cũng vì mục đích riêng tư nào đó mà thay nhau tô đậm những góc riêng để khai thác điều họ muốn. Giờ ta còn trẻ, còn khỏe, thấy sao cũng được, càng náo nhiệt càng vui. Nhưng đời người ngắn ngủi, ai lại chẳng có lúc cao niên đằm thắm, muốn tìm về một cõi tịnh để di dưỡng tâm linh trước khi về đất. Lúc đó người ta sẽ phải giật mình cho những cuộc chơi quá đà thời trẻ. 


Phật pháp ứng dụng hình như

Giờ thì Chúa hay Phật trong lòng mình chỉ là những bóng hình lòe loẹt, sặc sỡ, không biết phải dựa vào đâu để tựa nương. Hai ngôi chùa cách nhau vài phút lái xe đã có hai lối hướng dẫn tu học trái nghịch, Tăng ni gặp gỡ trên đường học đạo thì mỗi người một cách nói chẳng giống nhau về Phật. Đó chính là cái giá phải trả cho sự tình quá nhiều cái RIÊNG mà thiếu một cái CHUNG.

Tính đến nay đã có không ít bậc long tượng chốn Già-lam của Việt Nam vốn người uyên bác chân tu đáng mặt sơ tổ khai sơn các dòng truyền pháp, nhưng thành công như ý có lẽ không quá một bàn tay. Lý do có thể nằm ở chỗ ai nhớ được cái CHUNG càng nhiều thì thiên hạ tìm đến càng đông. Chỉ vì họ thấy được mình ở đó. Họ đến như là về nhà, hay tối thiểu cũng như viếng thăm thân tộc. Thế là thấy gần, thấy thương. Của riêng còn một chút này! Bỗng nhớ cụ thi hào họ Nguyễn nhà mình quá đỗi!

Xem thêm:

Hình như


Mấy ngày Tết vào Internet xem lai rai mấy bài viết về Việt Nam như một cách đón xuân. Giờ gì cũng xa xôi, những người quen xưa, những kỷ niệm cũ, một phương trời cố quận,… giờ đều là nghìn trùng. Thôi thì thấy nhau trên internet cũng là một kiểu tái ngộ, tương phùng.

Chẳng cần hò hẹn, mấy địa chỉ được nhớ tới đầu tiên bỗng là những Làng Mai, Trúc Lâm, Chuyển Pháp Luân. Mọi khi có thể nhiều hơn, nhưng bây giờ là những ngày Tết, tìm đọc chút gì có hơi hướng cây đa cũ với bến đò xưa hình như phải lúc hơn. Vì mẹ ơi, xuân này con vẫn chưa về được!

Rải rác khắp các trang báo online là những bài viết về lễ hội chùa Hương sắp tới, về ngôi chùa bằng đồng mới khánh thành trên núi Yên Tử, về Phật Học Viện ở Sóc Sơn, về chuyến thăm quê lần hai của Hòa thượng Làng Mai, về mấy ngôi chùa mới của dòng thiền Trúc Lâm Việt Nam. Bây giờ với công nghệ vi tính ngày một tân tiến, hình ảnh âm thanh trên mấy trang báo Phật giáo online cũng ngày một rõ ràng, đẹp mắt, sướng tai hơn. 

Tôi ghé thăm từng trang rồi tần ngần như một tục khách trưa hè dừng chân bên mái tam quan một ngôi cổ tự. Chùa lớn lại đẹp, sân rộng mái cao, u tịch cao nhã. Một chút chuông gió, một làn khói nhang mơ màng đâu đó. Trong vùng tâm tưởng mơ hồ, khách bất ngờ nhắm mắt ngủ quên một giấc ngắn trong yên bình, rồi thì mộng và thực tan vào nhau thành một nhúm khói thật nhẹ…

Từ rất lâu ngày, tên gọi Phật giáo trong tôi là những lời Phật dạy còn ghi chép được trong kinh điển và được một số người đem vào đời thực bằng những hành trì trên bản thân. Bỏ đi những gì hại mình hại người, bỏ dần những thành kiến cố chấp, mở lòng ra để thương và hiểu cuộc đời ngày một rộng hơn, xa dần những biên giới không cần có. 

Nhưng rồi tôi đã thấy gì trong cái gọi là Phật giáo hôm nay. Những chuyện riêng tư trong sinh hoạt thường nhật của các vị đại sư Tàu hay Việt lần lượt được đánh bóng để dựng nên cái gọi là cõi Thiền Trung Quốc hay Việt Nam. Tất thảy những rượu thịt của Tế Công đến chuyện chém mèo, đốt tượng, đánh người, gào thét của các ngài Nam Tuyền, Đan Hà, Lâm Tế lần lượt được tận dụng để tạo nên một dáng riêng cho Phật giáo một phương. 

Lúc nào rỗi rảnh bình tâm, một người học Phật ngồi yên ngó lại xem hậu nhân biên địa đã đẩy Phật giáo cội nguồn về tận cõi nào. Kiểu Phật giáo đó cơ hồ chỉ là khách lạ của thứ kinh bối diệp mà lúc cần, người ta mới nhận đó là suối nguồn căn bản của Phật pháp uyên nguyên.

Ai cũng có quyền yêu nước thương nòi, ai cũng nên trân trọng bối cảnh văn hóa mà mình từ đó sinh trưởng, nhưng cứ tùy thích mà mang cái tâm tình đó mà gán ghép lên bất cứ cái gì khác thì hình như không nên. Khoa học được gọi là khoa học vì ở đó không có sự tùy tiện. Anh có là ai trên hành tinh này cũng phải ứng dụng đúng cách những nguyên tắc căn bản của computer nếu muốn sử dụng nó. 

Trong cõi chuyên môn đó hình như không có chỗ cho những tâm tình riêng tư. Chúng ta có thể tạo riêng một trang web đầy ắp những Đường Thi Từ Tống với hình ảnh các bức thư pháp hay tre trúc, cây cảnh theo phong cách Tàu, Nhật, Việt, Hàn nhưng con đường thực hiện trang web đó phải giống với thiên hạ. Ta có bao nhiêu cái riêng cũng mặc, nhưng phải có tối thiểu một cái chung căn bản với thiên hạ để không bị lạc lõng giữa đời.

Qua sách vở, tôi chỉ biết một hai vị đại sư người Hoa thời hiện đại như ngài Quảng Khâm, ngài Ấn Thuận nhưng tôi đặc biệt đọc nhiều về các ngài có lẽ cũng vì một lý do là các ngài không cố ý tạo riêng một dòng tư kiến nào hết. Đó cũng là trường hợp một số danh nhân Phật giáo khác như bà Dipama của Ấn Độ, ngài Achahn Chah hay bà Achahn Naeb của Thái Lan, ông Ubakhin của Miến Điện,… nếu không xem trước phần tiểu sử, thì khi đọc họ ta không thể biết họ là người xứ nào, lớn lên trong bối cảnh văn hóa ra sao. Điều họ nói hay viết chỉ nhắm chung mọi người để ai đọc hay nghe cũng được, cố tránh cái riêng tư để không tự đưa mình vào một góc tù tắc tị xa lạ với thiên hạ muôn phương. Nói về bụi trúc, hòn đá, thác nước, thảm cỏ thì cứ theo thiên nhiên mà nói. 

Đem tâm tình riêng tư mà ghép vào thì rõ ràng lợi bất cập hại. Tôi yêu vườn cảnh thì tôi tìm học ở anh về những thứ làm nên vườn cảnh, tôi không muốn anh khoe mẽ về khu vườn cảnh của anh. Có cần chứng minh gì đó để minh họa thì một chút thôi, làm ơn đừng bắt một người Nhật Bản phải nghĩ về vườn cảnh theo cách một người Thụy Điển.

Một người Tây phương hôm nay muốn tìm hiểu về Phật giáo, nếu không cảnh giác sẽ lọt tỏm vào một Phật giáo Tàu ngon ơ. Lúc định thần ngó lại anh ta sẽ ngỡ ngàng với cái gọi là Phật giáo theo những gì mình vẫn đọc thấy trong sách vở trước đó. Có thể có người sẽ giải thích với anh rằng đó là thứ Phật giáo sinh động, không phải khô cứng vô hồn như những trang bối diệp mà anh đã đọc. Lời trấn an đó dĩ nhiên có thể giúp anh yên lòng, nhưng mai này có dịp tìm sang Nhật Bản, Hàn Quốc rồi về Việt Nam,… ở đâu người ta cũng nói hệt vậy. Thế là trong anh có ít nhất non chục kiểu Phật giáo khác nhau. Không có một cội nguồn chung, thiên hạ xa nhau từ căn cội. Rồi thì phân hóa, chia cách, tương tranh.

Những cái RIÊNG có thể góp phần phong phú ly kỳ nhưng thiếu cái CHUNG thì tự dưng trở thành những mảnh vụn rời rạc khó xài. Người Việt từ mấy ngàn năm Bắc thuộc đã biết đến Phật giáo qua nhiều cái RIÊNG của Trung Hoa, và gần như không còn nhiều thời gian để tìm hiểu về cái CHUNG nên có giữa những người tu Phật. Thế rồi lịch sử đất nước lại phải trải qua những biến động kinh thiên, để nay người Việt lại có thêm nhiều cái RIÊNG của thời đại qua những tiêu ngữ khác…!

Người ngoài thò tay vào thực hiện chuyện đó đã đành, mà đến cả những người trong nhà cũng vì mục đích riêng tư nào đó mà thay nhau tô đậm những góc riêng để khai thác điều họ muốn. Giờ ta còn trẻ, còn khỏe, thấy sao cũng được, càng náo nhiệt càng vui. Nhưng đời người ngắn ngủi, ai lại chẳng có lúc cao niên đằm thắm, muốn tìm về một cõi tịnh để di dưỡng tâm linh trước khi về đất. Lúc đó người ta sẽ phải giật mình cho những cuộc chơi quá đà thời trẻ. 


Phật pháp ứng dụng hình như

Giờ thì Chúa hay Phật trong lòng mình chỉ là những bóng hình lòe loẹt, sặc sỡ, không biết phải dựa vào đâu để tựa nương. Hai ngôi chùa cách nhau vài phút lái xe đã có hai lối hướng dẫn tu học trái nghịch, Tăng ni gặp gỡ trên đường học đạo thì mỗi người một cách nói chẳng giống nhau về Phật. Đó chính là cái giá phải trả cho sự tình quá nhiều cái RIÊNG mà thiếu một cái CHUNG.

Tính đến nay đã có không ít bậc long tượng chốn Già-lam của Việt Nam vốn người uyên bác chân tu đáng mặt sơ tổ khai sơn các dòng truyền pháp, nhưng thành công như ý có lẽ không quá một bàn tay. Lý do có thể nằm ở chỗ ai nhớ được cái CHUNG càng nhiều thì thiên hạ tìm đến càng đông. Chỉ vì họ thấy được mình ở đó. Họ đến như là về nhà, hay tối thiểu cũng như viếng thăm thân tộc. Thế là thấy gần, thấy thương. Của riêng còn một chút này! Bỗng nhớ cụ thi hào họ Nguyễn nhà mình quá đỗi!

Xem thêm:
Đọc thêm..
Con đường trước mặt yên tĩnh. Những chiếc xe nằm im lặng kế đuôi nhau sát lề từ xa coi thoáng qua như mấy con rắn khổng lồ đương ngủ kỹ sau khi ăn no kềnh bụng. Khung cảnh im ắng của buổi sáng sớm khi mặt trời còn ngủ với một chút sương mù lừng lững quyện trên đầu có sức hấp dẫn kỳ lạ khiến già Được chạy xe lòng vòng trên những con đường nhỏ ít xe cộ, cố tìm một chút thư thả để tránh sự bực bội trong lòng khi những suy nghĩ về một quyết định hơi khó khăn lúc tuổi già.

Vùng Garden Grove, San-ta Ana, Midway City, Anaheim, trung tâm người Việt của tiểu bang nắng ấm California. Ngó vô những căn nhà mà bên hông hoặc xum xuê những bụi thanh long sai trái, hoặc vài ba cây cam oằn nhánh, hay mấy cây chanh trái lớn bằng nắm tay vàng lườm, hay chắn chắn hơn, một bụi chuối với lá hình phướn quen thuộc quê nhà, già Được biết rằng nơi đó gia đình một người đồng hương đương cư ngụ. Và dĩ nhiên là ông/bà ấy hằng ngày kiếm chút thời giờ giữa hai công việc phải làm để bón gốc, tỉa cành tưới nước cho công trình mình, một chút đỡ nhớ quê cộng với một chút thanh nhàn. 

Thật ra già Được muốn dời nhà xuống đây lâu rồi, vùng sa mạc đồi núi khô cằn trên kia chỉ thích hợp khi người ta còn có thể lái xe phom phom vững tin mình vẫn còn đủ phong độ trong phản ứng. Bây giờ với số tuổi ngấp nghé tám mươi, lái xe đường xa xuống khu đô hội của người Việt hằng tuần là cả vấn đề. Phải di chuyển thôi, dầu rằng đụng vô chuyện nầy là có bao nhiêu điều phải giải quyết. Bà vợ thường nói là quyết định mau quá, nhà bán đổ bán tháo như đá gà thấy thua trước mắt quăng bắt vớt ăn ba ăn tư giờ chót. Nghĩ tới đó già Được cười cười một mình, liếc qua người ngồi kế bên.


Phật pháp ứng dụng về vùng nắng ấm

Không gian buổi tinh sương còn đượm mùi thơm nhẹ nhàng của cây cỏ, già Được mở cửa kiếng xe xuống phân nửa, hít thở không khí trong lành. Có chút gì thân mật trong cảnh trí còn đượm lại trong tâm tư lúc còn nhỏ ở Sài-gòn hiện ra với khu nhà thương Grall êm đềm của những hàng cây dái ngựa rợp lá, của đám me dốt xanh cành cao vói tới mây xanh gần Sở Thú. Và những con đường chung quanh khu Thi Sách sau tòa nhà Quốc Hội, mang tính cách thanh bình và quý phái nữa!

Ông quay qua nói với vợ:

‘Em coi đường phố sạch sẽ, không có những bảng treo văn hóa, quyết tâm cái cóc khô gì hết mà kiếm đỏ mắt cũng không thấy những đống rác đổ bậy, càng không có những kẻ vạch quần tự nhiên phóng uế ra đường.’

‘Xứ văn minh, người ta làm theo luật, công chức công nhơn làm hết bổn phận thì chẳng những đường phố sạch mà những chuyện trái tai ngứa mắt cũng ít xảy ra.’

Trí nhớ già Được đi ngược về miền xa xôi của tuổi trẻ và chuyện thực tế ông chứng kiến trong kỳ về quê ăn Tết vừa qua. Khắp nơi cờ đảng, cờ nước đỏ đường. Mấy hôm Tết chẳng những đầy ‘mưa sa trên nền cờ đỏ’ mà đi đâu cũng thấy rác rưới hôi thúi bên dưới tấm biểu ngữ kệch cỡm ‘Mừng Đảng, Mừng Xuân…’

Mải mê suy nghĩ, già Được để xe mình chạy vô đường cao tốc 22, ông chép miệng lầm bầm ‘kiểu nầy cũng là biểu hiệu của tuổi già tới kế bên chưn, làm mà không có chủ ý.’ Xe cộ hơi nhiều tuy rằng hầu hết đều đúng luật và rất thân thiện nhường làn xe khi mình để đèn báo hiệu. Chợt thấy tấm bảng lớn trên lề in hình một tên khỏe mạnh, mặt bậm trợn, đương gồng gân bịt miệng một người ốm yếu, chuyện xảy ra trong một phiên tòa gây nhiều tai tiếng bên nhà, ông buột miệng hỏi vợ:

‘Em biết chuyện ngày trước Cai Nên đánh người rồi bị đánh trả không?’

‘Cách đây cả thế kỷ rồi, hình như ông nầy đánh nhà cách mạng Tạ Thu Thâu hay Phan Văn Hùm gì đó.’

‘Ừa, thằng chết bầm nầy đánh ông Phan Văn Hùm. Chuyện xảy ra năm 1928, ông Hùm đi Bến Lức định diễn thu-yết chống thực dân, Cai Nên, tên chó săn của chánh quyền thực dân ngoại quốc lúc đó được lịnh cản mũi cản lái, bị cự cãi, hắn ta tức khí đánh ông Hùm và bị ông đánh lại… Dĩ nhiên là ông Hùm bị bỏ tù vì ‘chống đối người thi hành pháp luật.’ Nhưng rồi Cai Nên cũng bị sa thải sau đó không lâu, về nhà đuổi gà cho vợ. Chuyện ruồi bu nầy thì nhiều người biết.’ Với nụ cười nửa miệng thích thú, ông kể thêm. ‘Tức cười là năm nào cách đây gần bảy chục năm, lúc đó anh đâu chừng độ mười tuổi, theo bà con đi về chơi vùng Bà Điểm. Người dân ở đây chỉ cái mả nói là của Cai Nên. Mả không lớn nhưng sạch sẽ, coi ngon lành hơn các mả lạn bên cạnh. Anh len lén lên trên đó đái mỗi ngày vài ba bận. Đái vẽ rồng vẽ rắn mà khoái chí.’

Người đàn bà xẳn xớm: ‘Quậy trời thần dữ he!’ Già Được làm thinh, chăm chú hơn vô tay lái. Những chuyện có vẻ con nít, dơ dáy, thường không được đàn bà hoan nghinh. Ông im lặng suy nghĩ khi nhớ tới hình ảnh những lá cờ máu treo bên trên và người dân đổ rác đầy tràn bên dưới. Chắc cũng là một sự phản đối ngầm được vô thức điều khiển như mình lúc nhỏ, ông đi đến kết luận và mỉm cười với mình.

Người vợ trở về thực tế: ‘Sống cho có căn nhà khang trang, chết cho có nấm mồ coi được được một chút với người ta!’

‘Ờ có căn nhà khang trang thì được, nhưng không nhứt thiết phải có nấm mồ coi được được. Biết bao nhiêu người chọn thiêu xác, hiến xác. Trước đây trên đường tìm tự do gần triệu người vùi thân thủy mộ… Nhưng mà thôi, nói về chuyện mồ mả buồn lắm!’ Già Được thở dài, ông không muốn mở ra thêm một cuộc tranh luận mới. 

Tranh luận về dọn nhà hay không, dọn về vùng nào, mua hay mướn, mua thì chừng bao nhiêu tiền, dọn thì lúc nào thuận tiện… cũng đã làm ông nhức đầu rồi. Thêm nữa, đồ đạc những gì cần để, những gì cần bỏ. Bán hay cho, bán thì giá nào, cho thì cho ai. Ôi! Bao nhiêu là vấn đề đặt ra, không dễ dàng gì được đồng thuận.

Có tiếng điện thoại kêu vang. Người bạn mới quen không lâu, chẳng thân thiết chi mấy gọi hướng dẫn cách sống ở đây. Vợ chồng nên làm giấy ly dị, giả tách ra làm hai mới lãnh được tiền già nhiều hơn. Có thể sau nầy xin housing mỗi người một cái, cho thuê lén hay share kiếm thêm. Có địa chỉ rồi thì đi bác sĩ người mình để dễ xin thuốc nầy nọ dư gởi về cho bà con nghèo khổ bên nhà làm phước.

Già Được xin lỗi để tắt máy. Mấy cái vụ mánh mung nầy nghe chói tai mà cứ bị nghe hoài. Bực mình bực mẩy. Một kiểu tham lam lường gạt lòn lách. Bên kia đầu dây cố gắng nói thêm. ‘Anh gần tám chục tuổi dễ xin y tá phụ đến nhà giúp đỡ. Xin được người mình thì điều đình với họ khỏi tới làm, tiền lãnh chia hai. Thiên hạ chơi chiêu nầy đầy trời.’ Già Được tắt máy không vị nể với câu nói xốc hông: ‘Cám ơn anh, anh giỏi quá! Tôi thì chịu thua không làm được chuyện kỳ cục đó!’ Tiếng giỏi quá và chịu thua được Già nhấn mạnh.

Người ta thường thích làm tài khôn dạy cho người khác chuyện phi pháp. Ông nầy xúi giục mình tạo thêm một chút tham lam cuối đời để mang nặng Nghiệp trước khi Về. Đối với người biết an nhiên thì thêm một chút nữa cũng chẳng ích lợi gì. Không hưởng bậy những thứ thêm đó thì đã có ai chết đói đâu?

Ông quay sang hỏi vợ:

‘Em có coi một bài trên in-ternet của một thức giả bên Đức kêu cứu rằng xin đừng làm xấu người Việt Nam không? Bên đó thiên hạ xuất nhiều chiêu gian lận tiền bạc mà còn đem những thói hư tật xấu ra đường như nói lớn tiếng trong điện thoại, ồn ào chen lấn nghinh ngang trên tàu điện, quần áo xốc xếch, phun nhổ bừa bãi, ngoáy tai, móc cứt mũi nơi công cộng…’

‘Có! Bên nầy mấy tật xấu đó tương đối ít hơn hay gần như không có…’ Trầm ngâm một chút người đàn bà nói thêm:

‘Tuần trước đi mua bánh mì ở đây, em bị một bà son phấn lòe loẹt ào ào chạy vô, vẹt mọi người bất câu lớn nhỏ để tới trước quầy kêu người bán hàng bán cho hai ổ, giọng bà ta nghe bắt thấy ‘thương.’ ‘Mau lên em ơi, chị đậu xe trước cửa sợ bị phạt…’ Cả đoàn xếp hàng không ai nói gì nhưng chắc là thấy ngán ngẩm chuyện bà ta làm như vậy. May là bữa đó không có người Mỹ nào, nội cái nhìn trố mắt và cái lắc đầu thở đài của họ cũng thấy mắc cỡ rồi.’

Mỉm cười với vợ, Già Được nói buông xuôi:

‘Thì ai cũng có lý do khi làm chuyện trật chìa. Người bạn hồi nãy thường nói với mọi người là ‘Túng thì phải tính.’ Mình làm vậy vì Nghèo. Cái Nghèo được đưa ra làm lý do tế thần để che cái Tham.’

Nghĩ tới chuyện lùm xùm về cấm đoán di dân của ông Tổng Thống đắc cử bằng phiếu của cử tri đoàn, già Được bực bội nói một hơi:

‘Khi người ta làm chuyện gì đó nghĩ là không được đúng thì cái cớ đưa ra cho mọi người thấy chỉ là cái cớ giả. Thế kỷ trước người Tàu bị cấm vô nước Mỹ vì bị gán cho là dơ dáy, thiếu văn minh. Biết đâu sau nầy vài sắc dân châu Á bị cấm vì gian lận những chương trình lợi ích và gian tham như không đóng thuế khi buôn bán thức ăn, nhà hàng, tiệm nail… tới tuổi gần già thì sang nhượng tài sản lại cho con cái để được hưởng đủ mọi thứ… 

Chuyện họ làm như chó ăn vụng bột, ai cũng thấy cũng biết huống gì chánh quyền, tại vì chuyện nầy chuyện kia nên người ta chưa khui ra thôi. Anh ‘xi nẹt’ với anh chàng mau miệng hồi nãy cũng vì lẽ đó. Anh không muốn dân ở đây dán một cái nhãn xấu cho người mình. Bị dán nhãn thì biết bao nhiêu là bất lợi cho người đồng chủng đến sau.’

Người vợ gật đầu đồng ý: ‘Vậy đó! Có bao nhiêu ăn bao nhiêu hơn là có khả năng chi tiêu rộng rãi một chút mà lo đau đáu…’

Thấy vợ vui vui anh tấn công luôn về chuyện dời nhà.

‘Em nghĩ sao? Vùng nầy mình vui thú tuổi già được chớ? Hay là mình di chuyển xuống đây, càng sớm càng tốt?’

Người vợ đồng ý nhưng không nói rõ ràng ý của mình:

‘Xuống đây em có thời giờ như nhóm bạn của em, hằng tuần đi thăm người già trong nursing home. Họ tội lắm, thấy người đến thăm là vui mừng lộ ra mặt, có người còn rơi nước mắt. Hát hò cho họ, nói chuyện nầy nọ, cắt móng tay móng chưn cho những ông bà quá yếu khiến họ cứ bịn rịn không cho mình về…’

Già  Được  chộp  dịp  nịnh vợ:

‘Em nói như vậy thì Tâm em là Tâm thiện. Tốt lắm. Đúng ý anh. Tâm thiện thì Nghiệp chướng nặng mấy cũng thành nhẹ. Và tâm hồn thì thanh thản.’

Ông muốn nói thêm câu mà ông thường tự hào kháo khía với bạn bè: ‘Đàn ông có hồng nhan thì nhiều. Vợ chồng tri kỷ cũng không phải thiếu. Tôi vừa có hồng nhan vừa có tri kỷ. Nhưng thôi, anh sợ những lời khen quá đáng trở thành cái lổ mội trên ghe, sẽ làm cho ghe chìm trong đường dài…’

Trời tưng tửng sáng. Một vài người đi làm sớm đã lái xe ra đường. Bên lề dành cho người đi bộ hai người đàn bà dắt hai con chó đi dạo để khỏi túng chưn túng cẳng. Cặp chó đùa giỡn coi bộ khoái chí.

Già Được lái xe về phía biển Huntington Beach. Chắc phải ra biển hóng gió một chút. Đi bộ trên bờ cát nghe tiếng sóng rì rào, hít cái hương nồng vị mặn của buổi sáng yên bình bên nầy đại dương chắc ‘không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.’

Già Được kiếm chỗ đậu xe. Hai người xuống cát, đi lần tới cầu cảng. Trời tuy còn sớm, mấy dàn khoan ngoài khơi chưa hiện ra, cả dãi núi phía bên kia vịnh chưa chịu ló mặt nhưng mấy tay câu cũng mấp mé thùng cá ‘chiến lợi phẩm.’ Những gương mặt nắng gió lầm lì, không vui không buồn, đa phần là người mình, câu để giải khuây đở nhớ quê nhớ biển vậy thôi, kiếm thêm tô canh chua nấu mẳn hay ơ cá kho quẹt trên mâm cơm thịt thà ê hề đến thừa mứa ở xứ người... 

Bà vợ hỏi vói một người câu khi anh ta kéo lên con cá bóng láng vẫy vùng tuyệt vọng trên móc. ‘Chia ít cá về ăn anh ơi? Bi nhiêu? Bi nhiêu cũng được mà.’ Sự mua bán dấm dúi diễn ra thiệt mau vì người đi câu sợ bị ‘treo cần’ mất cả thú vui khi nhìn sợi dây căng bên dưới lúc cá cắn câu.

Ờ mà niềm vui có gì lớn lao lắm đâu trong cuộc sống chập chờn này, những cái được mất đồng thuận với nhau trong lòng bao dung hỉ xả, như người đi rà kim loại trên bãi cát kia, anh ta cứ lầm lũi quơ cái cây có gắn nam châm qua lại trên cát bằng sự kiên nhẫn đến kinh ngạc người bàng quan. Cái máy kêu tít tít và anh xúc lên một cent trong ánh mắt vui, thay vì sự thất vọng cho công khó nhọc của mình... Ở đời mà, biết bao nhiêu cho đủ! Bà vợ giả bộ đi vòng vòng dưới bờ biển, mấy đồng bạc cắc rớt lấp loáng dưới chân, có đáng gì đâu mà thấy vui trong bụng.

Sóng ầm ì xa xa, biển dâu thay đổi, bên kia trùng trùng là quê hương mình bây giờ đã đổi thay, lạ lẫm đến chua xót. Gió thổi phất phơ mái tóc bạc trắng của cặp vợ chồng già tha hương. Già Được thấy bàn tay mình được đan vô những ngón tay khô nhiều xương của vợ. Chuyện dời nhà xuống vùng nắng ấm này già biết đã được duyệt y, chấp thuận. Ý nghĩ nhà ở đây ủm thủm mà giá cao ngất trời không còn ám ảnh cản trở ai nữa.

‘Biển đẹp thiệt,’ già Được nói trong khi xiết mạnh mấy ngón tay.

Xem thêm:

Về vùng nắng ấm

Con đường trước mặt yên tĩnh. Những chiếc xe nằm im lặng kế đuôi nhau sát lề từ xa coi thoáng qua như mấy con rắn khổng lồ đương ngủ kỹ sau khi ăn no kềnh bụng. Khung cảnh im ắng của buổi sáng sớm khi mặt trời còn ngủ với một chút sương mù lừng lững quyện trên đầu có sức hấp dẫn kỳ lạ khiến già Được chạy xe lòng vòng trên những con đường nhỏ ít xe cộ, cố tìm một chút thư thả để tránh sự bực bội trong lòng khi những suy nghĩ về một quyết định hơi khó khăn lúc tuổi già.

Vùng Garden Grove, San-ta Ana, Midway City, Anaheim, trung tâm người Việt của tiểu bang nắng ấm California. Ngó vô những căn nhà mà bên hông hoặc xum xuê những bụi thanh long sai trái, hoặc vài ba cây cam oằn nhánh, hay mấy cây chanh trái lớn bằng nắm tay vàng lườm, hay chắn chắn hơn, một bụi chuối với lá hình phướn quen thuộc quê nhà, già Được biết rằng nơi đó gia đình một người đồng hương đương cư ngụ. Và dĩ nhiên là ông/bà ấy hằng ngày kiếm chút thời giờ giữa hai công việc phải làm để bón gốc, tỉa cành tưới nước cho công trình mình, một chút đỡ nhớ quê cộng với một chút thanh nhàn. 

Thật ra già Được muốn dời nhà xuống đây lâu rồi, vùng sa mạc đồi núi khô cằn trên kia chỉ thích hợp khi người ta còn có thể lái xe phom phom vững tin mình vẫn còn đủ phong độ trong phản ứng. Bây giờ với số tuổi ngấp nghé tám mươi, lái xe đường xa xuống khu đô hội của người Việt hằng tuần là cả vấn đề. Phải di chuyển thôi, dầu rằng đụng vô chuyện nầy là có bao nhiêu điều phải giải quyết. Bà vợ thường nói là quyết định mau quá, nhà bán đổ bán tháo như đá gà thấy thua trước mắt quăng bắt vớt ăn ba ăn tư giờ chót. Nghĩ tới đó già Được cười cười một mình, liếc qua người ngồi kế bên.


Phật pháp ứng dụng về vùng nắng ấm

Không gian buổi tinh sương còn đượm mùi thơm nhẹ nhàng của cây cỏ, già Được mở cửa kiếng xe xuống phân nửa, hít thở không khí trong lành. Có chút gì thân mật trong cảnh trí còn đượm lại trong tâm tư lúc còn nhỏ ở Sài-gòn hiện ra với khu nhà thương Grall êm đềm của những hàng cây dái ngựa rợp lá, của đám me dốt xanh cành cao vói tới mây xanh gần Sở Thú. Và những con đường chung quanh khu Thi Sách sau tòa nhà Quốc Hội, mang tính cách thanh bình và quý phái nữa!

Ông quay qua nói với vợ:

‘Em coi đường phố sạch sẽ, không có những bảng treo văn hóa, quyết tâm cái cóc khô gì hết mà kiếm đỏ mắt cũng không thấy những đống rác đổ bậy, càng không có những kẻ vạch quần tự nhiên phóng uế ra đường.’

‘Xứ văn minh, người ta làm theo luật, công chức công nhơn làm hết bổn phận thì chẳng những đường phố sạch mà những chuyện trái tai ngứa mắt cũng ít xảy ra.’

Trí nhớ già Được đi ngược về miền xa xôi của tuổi trẻ và chuyện thực tế ông chứng kiến trong kỳ về quê ăn Tết vừa qua. Khắp nơi cờ đảng, cờ nước đỏ đường. Mấy hôm Tết chẳng những đầy ‘mưa sa trên nền cờ đỏ’ mà đi đâu cũng thấy rác rưới hôi thúi bên dưới tấm biểu ngữ kệch cỡm ‘Mừng Đảng, Mừng Xuân…’

Mải mê suy nghĩ, già Được để xe mình chạy vô đường cao tốc 22, ông chép miệng lầm bầm ‘kiểu nầy cũng là biểu hiệu của tuổi già tới kế bên chưn, làm mà không có chủ ý.’ Xe cộ hơi nhiều tuy rằng hầu hết đều đúng luật và rất thân thiện nhường làn xe khi mình để đèn báo hiệu. Chợt thấy tấm bảng lớn trên lề in hình một tên khỏe mạnh, mặt bậm trợn, đương gồng gân bịt miệng một người ốm yếu, chuyện xảy ra trong một phiên tòa gây nhiều tai tiếng bên nhà, ông buột miệng hỏi vợ:

‘Em biết chuyện ngày trước Cai Nên đánh người rồi bị đánh trả không?’

‘Cách đây cả thế kỷ rồi, hình như ông nầy đánh nhà cách mạng Tạ Thu Thâu hay Phan Văn Hùm gì đó.’

‘Ừa, thằng chết bầm nầy đánh ông Phan Văn Hùm. Chuyện xảy ra năm 1928, ông Hùm đi Bến Lức định diễn thu-yết chống thực dân, Cai Nên, tên chó săn của chánh quyền thực dân ngoại quốc lúc đó được lịnh cản mũi cản lái, bị cự cãi, hắn ta tức khí đánh ông Hùm và bị ông đánh lại… Dĩ nhiên là ông Hùm bị bỏ tù vì ‘chống đối người thi hành pháp luật.’ Nhưng rồi Cai Nên cũng bị sa thải sau đó không lâu, về nhà đuổi gà cho vợ. Chuyện ruồi bu nầy thì nhiều người biết.’ Với nụ cười nửa miệng thích thú, ông kể thêm. ‘Tức cười là năm nào cách đây gần bảy chục năm, lúc đó anh đâu chừng độ mười tuổi, theo bà con đi về chơi vùng Bà Điểm. Người dân ở đây chỉ cái mả nói là của Cai Nên. Mả không lớn nhưng sạch sẽ, coi ngon lành hơn các mả lạn bên cạnh. Anh len lén lên trên đó đái mỗi ngày vài ba bận. Đái vẽ rồng vẽ rắn mà khoái chí.’

Người đàn bà xẳn xớm: ‘Quậy trời thần dữ he!’ Già Được làm thinh, chăm chú hơn vô tay lái. Những chuyện có vẻ con nít, dơ dáy, thường không được đàn bà hoan nghinh. Ông im lặng suy nghĩ khi nhớ tới hình ảnh những lá cờ máu treo bên trên và người dân đổ rác đầy tràn bên dưới. Chắc cũng là một sự phản đối ngầm được vô thức điều khiển như mình lúc nhỏ, ông đi đến kết luận và mỉm cười với mình.

Người vợ trở về thực tế: ‘Sống cho có căn nhà khang trang, chết cho có nấm mồ coi được được một chút với người ta!’

‘Ờ có căn nhà khang trang thì được, nhưng không nhứt thiết phải có nấm mồ coi được được. Biết bao nhiêu người chọn thiêu xác, hiến xác. Trước đây trên đường tìm tự do gần triệu người vùi thân thủy mộ… Nhưng mà thôi, nói về chuyện mồ mả buồn lắm!’ Già Được thở dài, ông không muốn mở ra thêm một cuộc tranh luận mới. 

Tranh luận về dọn nhà hay không, dọn về vùng nào, mua hay mướn, mua thì chừng bao nhiêu tiền, dọn thì lúc nào thuận tiện… cũng đã làm ông nhức đầu rồi. Thêm nữa, đồ đạc những gì cần để, những gì cần bỏ. Bán hay cho, bán thì giá nào, cho thì cho ai. Ôi! Bao nhiêu là vấn đề đặt ra, không dễ dàng gì được đồng thuận.

Có tiếng điện thoại kêu vang. Người bạn mới quen không lâu, chẳng thân thiết chi mấy gọi hướng dẫn cách sống ở đây. Vợ chồng nên làm giấy ly dị, giả tách ra làm hai mới lãnh được tiền già nhiều hơn. Có thể sau nầy xin housing mỗi người một cái, cho thuê lén hay share kiếm thêm. Có địa chỉ rồi thì đi bác sĩ người mình để dễ xin thuốc nầy nọ dư gởi về cho bà con nghèo khổ bên nhà làm phước.

Già Được xin lỗi để tắt máy. Mấy cái vụ mánh mung nầy nghe chói tai mà cứ bị nghe hoài. Bực mình bực mẩy. Một kiểu tham lam lường gạt lòn lách. Bên kia đầu dây cố gắng nói thêm. ‘Anh gần tám chục tuổi dễ xin y tá phụ đến nhà giúp đỡ. Xin được người mình thì điều đình với họ khỏi tới làm, tiền lãnh chia hai. Thiên hạ chơi chiêu nầy đầy trời.’ Già Được tắt máy không vị nể với câu nói xốc hông: ‘Cám ơn anh, anh giỏi quá! Tôi thì chịu thua không làm được chuyện kỳ cục đó!’ Tiếng giỏi quá và chịu thua được Già nhấn mạnh.

Người ta thường thích làm tài khôn dạy cho người khác chuyện phi pháp. Ông nầy xúi giục mình tạo thêm một chút tham lam cuối đời để mang nặng Nghiệp trước khi Về. Đối với người biết an nhiên thì thêm một chút nữa cũng chẳng ích lợi gì. Không hưởng bậy những thứ thêm đó thì đã có ai chết đói đâu?

Ông quay sang hỏi vợ:

‘Em có coi một bài trên in-ternet của một thức giả bên Đức kêu cứu rằng xin đừng làm xấu người Việt Nam không? Bên đó thiên hạ xuất nhiều chiêu gian lận tiền bạc mà còn đem những thói hư tật xấu ra đường như nói lớn tiếng trong điện thoại, ồn ào chen lấn nghinh ngang trên tàu điện, quần áo xốc xếch, phun nhổ bừa bãi, ngoáy tai, móc cứt mũi nơi công cộng…’

‘Có! Bên nầy mấy tật xấu đó tương đối ít hơn hay gần như không có…’ Trầm ngâm một chút người đàn bà nói thêm:

‘Tuần trước đi mua bánh mì ở đây, em bị một bà son phấn lòe loẹt ào ào chạy vô, vẹt mọi người bất câu lớn nhỏ để tới trước quầy kêu người bán hàng bán cho hai ổ, giọng bà ta nghe bắt thấy ‘thương.’ ‘Mau lên em ơi, chị đậu xe trước cửa sợ bị phạt…’ Cả đoàn xếp hàng không ai nói gì nhưng chắc là thấy ngán ngẩm chuyện bà ta làm như vậy. May là bữa đó không có người Mỹ nào, nội cái nhìn trố mắt và cái lắc đầu thở đài của họ cũng thấy mắc cỡ rồi.’

Mỉm cười với vợ, Già Được nói buông xuôi:

‘Thì ai cũng có lý do khi làm chuyện trật chìa. Người bạn hồi nãy thường nói với mọi người là ‘Túng thì phải tính.’ Mình làm vậy vì Nghèo. Cái Nghèo được đưa ra làm lý do tế thần để che cái Tham.’

Nghĩ tới chuyện lùm xùm về cấm đoán di dân của ông Tổng Thống đắc cử bằng phiếu của cử tri đoàn, già Được bực bội nói một hơi:

‘Khi người ta làm chuyện gì đó nghĩ là không được đúng thì cái cớ đưa ra cho mọi người thấy chỉ là cái cớ giả. Thế kỷ trước người Tàu bị cấm vô nước Mỹ vì bị gán cho là dơ dáy, thiếu văn minh. Biết đâu sau nầy vài sắc dân châu Á bị cấm vì gian lận những chương trình lợi ích và gian tham như không đóng thuế khi buôn bán thức ăn, nhà hàng, tiệm nail… tới tuổi gần già thì sang nhượng tài sản lại cho con cái để được hưởng đủ mọi thứ… 

Chuyện họ làm như chó ăn vụng bột, ai cũng thấy cũng biết huống gì chánh quyền, tại vì chuyện nầy chuyện kia nên người ta chưa khui ra thôi. Anh ‘xi nẹt’ với anh chàng mau miệng hồi nãy cũng vì lẽ đó. Anh không muốn dân ở đây dán một cái nhãn xấu cho người mình. Bị dán nhãn thì biết bao nhiêu là bất lợi cho người đồng chủng đến sau.’

Người vợ gật đầu đồng ý: ‘Vậy đó! Có bao nhiêu ăn bao nhiêu hơn là có khả năng chi tiêu rộng rãi một chút mà lo đau đáu…’

Thấy vợ vui vui anh tấn công luôn về chuyện dời nhà.

‘Em nghĩ sao? Vùng nầy mình vui thú tuổi già được chớ? Hay là mình di chuyển xuống đây, càng sớm càng tốt?’

Người vợ đồng ý nhưng không nói rõ ràng ý của mình:

‘Xuống đây em có thời giờ như nhóm bạn của em, hằng tuần đi thăm người già trong nursing home. Họ tội lắm, thấy người đến thăm là vui mừng lộ ra mặt, có người còn rơi nước mắt. Hát hò cho họ, nói chuyện nầy nọ, cắt móng tay móng chưn cho những ông bà quá yếu khiến họ cứ bịn rịn không cho mình về…’

Già  Được  chộp  dịp  nịnh vợ:

‘Em nói như vậy thì Tâm em là Tâm thiện. Tốt lắm. Đúng ý anh. Tâm thiện thì Nghiệp chướng nặng mấy cũng thành nhẹ. Và tâm hồn thì thanh thản.’

Ông muốn nói thêm câu mà ông thường tự hào kháo khía với bạn bè: ‘Đàn ông có hồng nhan thì nhiều. Vợ chồng tri kỷ cũng không phải thiếu. Tôi vừa có hồng nhan vừa có tri kỷ. Nhưng thôi, anh sợ những lời khen quá đáng trở thành cái lổ mội trên ghe, sẽ làm cho ghe chìm trong đường dài…’

Trời tưng tửng sáng. Một vài người đi làm sớm đã lái xe ra đường. Bên lề dành cho người đi bộ hai người đàn bà dắt hai con chó đi dạo để khỏi túng chưn túng cẳng. Cặp chó đùa giỡn coi bộ khoái chí.

Già Được lái xe về phía biển Huntington Beach. Chắc phải ra biển hóng gió một chút. Đi bộ trên bờ cát nghe tiếng sóng rì rào, hít cái hương nồng vị mặn của buổi sáng yên bình bên nầy đại dương chắc ‘không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc.’

Già Được kiếm chỗ đậu xe. Hai người xuống cát, đi lần tới cầu cảng. Trời tuy còn sớm, mấy dàn khoan ngoài khơi chưa hiện ra, cả dãi núi phía bên kia vịnh chưa chịu ló mặt nhưng mấy tay câu cũng mấp mé thùng cá ‘chiến lợi phẩm.’ Những gương mặt nắng gió lầm lì, không vui không buồn, đa phần là người mình, câu để giải khuây đở nhớ quê nhớ biển vậy thôi, kiếm thêm tô canh chua nấu mẳn hay ơ cá kho quẹt trên mâm cơm thịt thà ê hề đến thừa mứa ở xứ người... 

Bà vợ hỏi vói một người câu khi anh ta kéo lên con cá bóng láng vẫy vùng tuyệt vọng trên móc. ‘Chia ít cá về ăn anh ơi? Bi nhiêu? Bi nhiêu cũng được mà.’ Sự mua bán dấm dúi diễn ra thiệt mau vì người đi câu sợ bị ‘treo cần’ mất cả thú vui khi nhìn sợi dây căng bên dưới lúc cá cắn câu.

Ờ mà niềm vui có gì lớn lao lắm đâu trong cuộc sống chập chờn này, những cái được mất đồng thuận với nhau trong lòng bao dung hỉ xả, như người đi rà kim loại trên bãi cát kia, anh ta cứ lầm lũi quơ cái cây có gắn nam châm qua lại trên cát bằng sự kiên nhẫn đến kinh ngạc người bàng quan. Cái máy kêu tít tít và anh xúc lên một cent trong ánh mắt vui, thay vì sự thất vọng cho công khó nhọc của mình... Ở đời mà, biết bao nhiêu cho đủ! Bà vợ giả bộ đi vòng vòng dưới bờ biển, mấy đồng bạc cắc rớt lấp loáng dưới chân, có đáng gì đâu mà thấy vui trong bụng.

Sóng ầm ì xa xa, biển dâu thay đổi, bên kia trùng trùng là quê hương mình bây giờ đã đổi thay, lạ lẫm đến chua xót. Gió thổi phất phơ mái tóc bạc trắng của cặp vợ chồng già tha hương. Già Được thấy bàn tay mình được đan vô những ngón tay khô nhiều xương của vợ. Chuyện dời nhà xuống vùng nắng ấm này già biết đã được duyệt y, chấp thuận. Ý nghĩ nhà ở đây ủm thủm mà giá cao ngất trời không còn ám ảnh cản trở ai nữa.

‘Biển đẹp thiệt,’ già Được nói trong khi xiết mạnh mấy ngón tay.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Giải thoát hay tánh Không thì không chỗ nào không có, nên bất cứ ở đâu chúng ta cũng có thể gặp nó. Tánh Không, vô tự tánh của cái tôi và tất cả sự vật thì có thể tìm thấy nơi sự vật cũng như chính nơi tâm thức này. Bởi vì tánh Không là bản tánh của sự vật và của tâm thức. Trong bài này, chúng ta tìm hiểu và thể nghiệm tánh Không nơi tâm thức hiện có của chúng ta, nơi không có tư tưởng và nơi đang có tư tưởng. Tánh Không nằm giữa hai tư tưởng thường được nói đến  trong hai truyền thống Phật giáo Tây Tạng và Trung Hoa, mà Thiền tông, Đại Toàn Thiện (Dzogchen),  Đại Ấn (Mahamudra) là những đại diện tiêu biểu.

1. Tư tưởng là gì, tại sao có tư tưởng?

Tư tưởng, hay niệm, sanh khởi khi một chủ thể tâm thức gặp một đối tượng của nó. Đối tượng đó là đang gặp, hoặc đã gặp, hoặc sẽ gặp. Không có một chủ thể là một cái tôi thì không có tư tưởng. Không có một đối tượng cho cái tôi ấy thì cũng không có tư tưởng. Không bao giờ có một chủ thể mà không có đối tượng; và cũng không bao giờ có một đối tượng mà không có chủ thể. Chủ thể và đối tượng duyên sanh lẫn nhau, và trong môi trường duyên sanh ấy, tư tưởng xuất hiện. Tư tưởng duyên sanh từ chủ thể và đối tượng, là hai cái duyên sanh căn bản, cho nên tư tưởng là duyên sanh của duyên sanh. 


Giữa  hai tư tưởng, khoảng trống không có tư tưởng ấy, không có một duyên sanh nào cả, không có một chủ thể cái tôi nào cả, không có một đối tượng nào cả. Trong khoảng trống không giữa hai tư tưởng không có sự tương tục của một cái tôi hay một cái ở ngoài tôi.

Sự tương  tục của chấp  ngã và chấp  pháp tạm thời bị cắt đứt. Chính đây là trạng thái vô ngã, vô pháp. Chính đây là trạng thái tánh Không, mà ở nơi tâm thức thì gọi là tâm Không. Chính đây là cánh cửa mở vào không gian giải thoát.


Kéo dài khoảng cách giữa hai tư tưởng và nhìn sâu vào đó, chúng ta thấy đó là một trạng thái vắng bặt cái tôi và những sự vật, vắng bặt chấp ngã và chấp pháp, mọi thứ đều bị cắt đứt, đều được xa lìa (viễn ly), chúng ta bắt đầu cảm nghiệm trạng thái giải thoát là gì. Chúng ta bắt đầu thấy ra bản tánh của tâm thức. Bản tánh của tâm thức là tánh Không.


Phật pháp ứng dụng giải thoát nằm giữa hai tư tưởng

Thiền là làm quen với trạng thái đó, và khi ở lâu được trong trạng thái đó, nỗ lực nhìn vào bản tánh của tâm thức trong trạng thái đó, những che chướng của chấp ngã chấp pháp dần dần mỏng, rơi rụng, cho đến khi người ta trực tiếp thấy tánh Không hay Pháp thân nằm giữa hai tư tưởng.

Nói theo kinh Kim Cương, giữa hai tư tưởng là cái tâm không chỗ trụ, không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, không có thọ mạng. Đây là sự giải thoát.

Giữa hai tư tưởng, thật sự là trạng thái không tư tưởng, trạng thái vô niệm, cũng như giữa hai đám mây là bầu trời.

Guru Rinpoche Padmasambhava nói trong Tự Giải Thoát Qua Cái Thấy Với Tánh Giác Trần Trụi (Thiện Tri Thức xuất bản): “Khi con ngước nhìn không gian bầu trời ngoài bản thân con, Nếu không có  những tư  tưởng được phóng chiếu ra Và khi con nhìn vào tự tâm trong bản thân con Nếu không có người phóng chiếu những tư tưởng bằng cách nghĩ đến chúng, Bấy giờ tâm con trở nên trong sáng rạng rỡ mà không có cái gì được phóng chiếu Bởi vì Tịnh Quang của Tánh Giác của con là trống không, nó là Pháp thân, Giống như mặt trời mọc trong một bầu trời không mây sáng sủa.”

Patrul Rinpoche nói trong Những Chữ Vàng (Nxb Thiện Tri Thức): “Thứ nhất, để cho tâm trong trạng thái buông xả Không có tư tưởng, không phân tán cũng không tập trung Khi ở trong trạng thái này, thư thả và buông xả trọn vẹn, Đột nhiên thốt lên PHAT! đánh tan tư tưởng khởi sanh Mạnh mẽ và tức khắc. Kỳ diệu thay! Không còn gì khác ngoài một cái tỉnh giác đến sửng sốt Không có gì khởi lên có thể ngăn trở nó; nó không thể mô tả Người ta cần nhận biết cái ấy là tánh Giác tức thời vốn sẵn, nó chính là Pháp thân. Sự trực tiếp đưa vào tự tánh này là điểm thiết yếu thứ nhất.”

Chúng ta thấy, những đánh hét của các thiền  sư cũng là để chặt đứt sự tương tục của dòng tư tưởng, để lộ ra tánh Giác vô niệm nơi đệ tử. Lục tổ Huệ Năng nói với sư Huệ Minh: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác; chính ngay lúc đó là bổn lai diện mục của Minh thượng tọa.”

Trong phẩm Sám hối, Lục tổ nói: “Tự tâm không chỗ bám níu, chẳng nghĩ thiện, chẳng  nghĩ  ác, tự  tại vô  ngại,  đó  gọi  là Giải thoát hương.” Lục tổ còn nói: “Niệm trước chẳng sanh là tâm, niệm sau chẳng diệt là Phật.” Thực tại chẳng sanh chẳng diệt nằm giữa niệm trước và niệm sau, đó là Tâm, đó là Phật. Hơn nữa, thực tại chẳng sanh chẳng diệt này thông suốt, thấu thoát tất cả mọi niệm trước và mọi niệm sau. Đó là Tâm Phật.

Thiền sư Lâm Tế nói: “Tâm pháp vô hình, thông  suốt mười phương. Ở mắt gọi là thấy, ở tai gọi là nghe, ở mũi gọi là ngửi, ở miệng thì nói năng, ở tay thì cầm nắm, ở chân thì đi đứng. Vốn là một tinh minh phân làm sáu phần hòa hợp. Hễ tâm niệm đã không thì ở đâu cũng giải thoát…“Các ông muốn làm Phật thì đừng chạy theo muôn pháp. Tâm sanh thì thảy thảy pháp sanh. Tâm diệt thì thảy thảy pháp diệt. Một niệm không sanh thì muôn pháp không lỗi.”

Chỉ, quán và chỉ quán đồng thời là ba phép tu tâm căn bản của Phật giáo. Bằng ba pháp ấy, an trụ (chỉ) lâu trong trạng thái vô niệm giữa hai tư tưởng; quan sát (quán) trạng thái một niệm chưa sanh này, và đồng thời vừa an trụ, vừa quan sát, cho đến một lúc nào, khi phiền não chướng và sở tri chướng đã rơi rụng phần lớn, Vô niệm, hay Vô sanh, hay Pháp thân, hay tánh Không, thình lình lộ ra. Đó  bổn lai diện mục của mỗi chúng ta.

2. Bản tánh của tư tưởng 

Và không chỉ giữa hai tư tưởng, ngay nơi một tư tưởng, nếu theo dõi nó cho đến tận gốc rễ của nó, nó sanh khởi từ chỗ nào, hiện hữu nơi nào, rồi tan biến nơi nào, chúng ta sẽ nhận ra tâm Không vô niệm này. 

Chính ở đó, người ta tìm thấy tự do và bình an. Chính ở chỗ không có sự tương tục của ngã và pháp, nơi ấy có trí huệ và tình thương.  Ở đó có trí huệ, vì ánh sáng tự tâm không còn bị tướng và tưởng ngăn che. Ở đó có tình thương, vì tình thương chỉ có khi thấy được sự bình đẳng và đồng nhất của  mình với  tất cả những người khác và tất cả sự vật. Những tư tưởng thì khác biệt đến vô cùng, nhưng tâm Không vô niệm là cái bình đẳng và đồng nhất của tất cả.

Tất cả chúng ta đều đang sống trong tâm Không vô niệm này, nghĩa đang sống trong tự do, tình thương, bình an, bình đẳng, đồng nhất ấy.

Vô niệm là nền tảng hay là bản tánh của tâm thức, nhưng vô niệm không phải là hoàn  toàn không có tư tưởng nào cả. Để sống ở đời, phải có tư tưởng, vì sống là sống với tư  tưởng và bằng tư  tưởng. 

Ngay cả một bậc giải thoát cũng có tư tưởng, nghĩa là có ý thức, để biết  mình đang ở đâu, định đi đến đâu, sẽ nói điều gì, và nói với ai. Giải thoát hay vô niệm không phải là hoàn toàn không có niệm. Vô niệm không có ý nghĩa đoạn diệt như vậy.

Lục  tổ nói: “Thứ năm là Giải thoát tri kiến hương. Tự tâm đã không duyên níu theo thiện ác, cũng không đắm chìm vào không và giữ một bề vắng lặng, tức là nên học rộng nghe nhiều, biết rõ bản tâm,thấu đạt đến lý tánh của chư Phật, hòa quang tiếp vật, không ta không người, thẳng đến Giác ngộ, chân tánh không biến đổi, gọi là Giải thoát tri kiến hương.”

Thật ra với người đã thông đạt nền tảng hay bản tánh của tâm thức, nghĩa là nền tảng hay bản tánh của những tư tưởng, thì tư tưởng hay niệm là vô hại. Nền tảng hay bản tánh ấy là vô niệm và vô sanh, nên tư tưởng lưu xuất từ đó cũng vô niệm và vô sanh.

Cho nên, trong tất cả mọi truyền thống Đại thừa, hành  giả không chỉ “Nhìn vào tâm an định” nghĩa là tâm không có tư tưởng mà còn “Nhìn vào tâm chuyển động hay khởi tưởng” để “Nhận ra bản tánh của tâm an định” và “Nhận ra bản  tánh của tâm chuyển động hay khởi tưởng” là cùng một bản tánh. Bốn câu để trong ngoặc kép này là bốn đầu đề chương của cuốn Đại Ấn, Thiền Xóa Tan Bóng Tối Vô Minh của Karmapa thứ Chín (Nxb Thiện Tri Thức).

Nếu bản tánh của tâm thức là thể, thì những tư tưởng là dụng của nó. Thể là vô niệm, vô sanh; thì dụng là những tư tưởng là sanh tức vô sanh, vô sanh mà sanh. Patrul  Rinpoche nói trong Những Chữ Vàng: “Vào lúc đó, bất cứ tham hay sân, vui hay buồn Bất cứ tư tưởng lan man nào thình lình khởi lên. Trong trạng thái nhận biết chúng, người ta không theo chúng. Từ đó người ta nắm giữ sự nhận  biết Pháp thân về mặt Giải thoát,  Bấy  giờ  giống  như  hình  vẽ  trên  mặt nước, Không có cách hở giữa tự sanh khởi của những tư tưởng và tự giải thoát của chúng. Bất cứ  cái  gì  khởi  lên trong tâm đều thành thực phẩm cho tánh Giác rỗng không trần trụi; Khi nào những động niệm xảy ra, chúng tiêu biểu năng lực sáng tạo của Vua Pháp thân;

Không để lại dấu vết, những tư tưởng ấy là tự tịnh hóa. A-la-la!” Những tư   tưởng,   hay thức phân biệt, đã trở  thành vô  hại một  khi người  ta biết được bản tánh của tâm thức. Khi ấy những tư tưởng “tự sanh khởi và đồng thời tự giải thoát.” Nói theo thuật ngữ Duy thức, thức vô hại vì “thức đã chuyển thành trí.” Như sóng biển thì vô hại với đại dương. Hơn thế  nữa, sóng sự biểu lộ của năng lực sáng tạo của đại dương.

Sư Huyền Giác, khi gặp Lục tổ, đi nhiễu ba vòng rồi chống tích trượng mà đứng. Tổ trách không đủ oai nghi của bậc Sa-môn.

Huyền Giác nói: “Việc sanh tử là lớn, vô thường thì nhanh chóng.”

Tổ nói: “Sao chẳng nhận lấy cái vô sanh, rõ cái không mau chóng?” Đáp rằng: “Thể tức vô sanh, rõ vốn không chóng.” Tổ nói: “Quả vậy, quả vậy!” Huyền Giác bèn đủ oai nghi, lễ lạy; giây lát cáo từ. Tổ nói: “Sao về nhanh thế?” Đáp rằng: “Vốn tự chẳng động, sao có nhanh chóng ư?” Tổ nói: “Ai biết chẳng động?” Đáp rằng: “Nhân giả tự sanh phân biệt.” Tổ nói: “Ông thật đắc sâu ý chỉ vô sanh.” Đáp rằng: “Vô sanh há lại có ý sao?” Tổ nói: “Không có ý thì cái gì đang phân biệt?” Đáp rằng: “Phân biệt cũng chẳng phải ý.” Tổ nói: “Hay thay!”

Khi chưa ngộ bản thể của tâm thức, thì ý hay những tư tưởng là  cái loạn động, phân biệt, chia  cắt, phân  mảnh,  là cái tai  hại. Khi ngộ nhập được bản thể của tâm thức thì ý là dụng của cái thể vô niệm vô sanh này. Ý hay những tư tưởng khởi từ cái vô niệm vô sanh, hiện hữu trong cái vô niệm vô sanh và biến mất trong cái vô niệm vô sanh nên ý hay những tư tưởng tự chúng là vô niệm vô sanh. Bề ngoài thì vẫn là ý, vẫn là những tư tưởng, nhưng bản chất của chúng đã chuyển thành trí rỗng không, toàn khắp và vô phân biệt. Cũng như những sự vật bằng sắt, khi bản chất của chúng đã biến thành vàng thì chúng vẫn giữ nguyên hình dáng, nhưng chúng là vàng.

Thế nên, ý hay thức, là trí. Duy thức nói là ý phân biệt chuyển hóa thành Trí diệu quan sát. Có tư tưởng, có phân biệt, nhưng sự phân biệt này “chẳng phải ý,” mà là trí. Tư tưởng là sự biểu lộ của trí huệ. Bởi thế, những vị thầy của dòng Đại Toàn Thiện nói: ”Những tư tưởng là trò chơi, là sự phô diễn của tánh Giác Pháp thân.”

Thức, hay những tư tưởng, là sanh tử. Trí bao la, không giới hạn và không nhiễm ô là Niết -bàn. Khi thức hay những tư tưởng đạt đến cội nguồn của chúng, bản tánh của chúng, chúng chuyển   hóa thành   trí. Sanh tử của thức chuyển  hóa thành  Niết-bàn  của trí.  Khi ấy, thức hay những tư tưởng là sự biểu lộ của Niết-bàn.

Xem thêm:

Giải thoát nằm giữa hai tư tưởng

Giải thoát hay tánh Không thì không chỗ nào không có, nên bất cứ ở đâu chúng ta cũng có thể gặp nó. Tánh Không, vô tự tánh của cái tôi và tất cả sự vật thì có thể tìm thấy nơi sự vật cũng như chính nơi tâm thức này. Bởi vì tánh Không là bản tánh của sự vật và của tâm thức. Trong bài này, chúng ta tìm hiểu và thể nghiệm tánh Không nơi tâm thức hiện có của chúng ta, nơi không có tư tưởng và nơi đang có tư tưởng. Tánh Không nằm giữa hai tư tưởng thường được nói đến  trong hai truyền thống Phật giáo Tây Tạng và Trung Hoa, mà Thiền tông, Đại Toàn Thiện (Dzogchen),  Đại Ấn (Mahamudra) là những đại diện tiêu biểu.

1. Tư tưởng là gì, tại sao có tư tưởng?

Tư tưởng, hay niệm, sanh khởi khi một chủ thể tâm thức gặp một đối tượng của nó. Đối tượng đó là đang gặp, hoặc đã gặp, hoặc sẽ gặp. Không có một chủ thể là một cái tôi thì không có tư tưởng. Không có một đối tượng cho cái tôi ấy thì cũng không có tư tưởng. Không bao giờ có một chủ thể mà không có đối tượng; và cũng không bao giờ có một đối tượng mà không có chủ thể. Chủ thể và đối tượng duyên sanh lẫn nhau, và trong môi trường duyên sanh ấy, tư tưởng xuất hiện. Tư tưởng duyên sanh từ chủ thể và đối tượng, là hai cái duyên sanh căn bản, cho nên tư tưởng là duyên sanh của duyên sanh. 


Giữa  hai tư tưởng, khoảng trống không có tư tưởng ấy, không có một duyên sanh nào cả, không có một chủ thể cái tôi nào cả, không có một đối tượng nào cả. Trong khoảng trống không giữa hai tư tưởng không có sự tương tục của một cái tôi hay một cái ở ngoài tôi.

Sự tương  tục của chấp  ngã và chấp  pháp tạm thời bị cắt đứt. Chính đây là trạng thái vô ngã, vô pháp. Chính đây là trạng thái tánh Không, mà ở nơi tâm thức thì gọi là tâm Không. Chính đây là cánh cửa mở vào không gian giải thoát.


Kéo dài khoảng cách giữa hai tư tưởng và nhìn sâu vào đó, chúng ta thấy đó là một trạng thái vắng bặt cái tôi và những sự vật, vắng bặt chấp ngã và chấp pháp, mọi thứ đều bị cắt đứt, đều được xa lìa (viễn ly), chúng ta bắt đầu cảm nghiệm trạng thái giải thoát là gì. Chúng ta bắt đầu thấy ra bản tánh của tâm thức. Bản tánh của tâm thức là tánh Không.


Phật pháp ứng dụng giải thoát nằm giữa hai tư tưởng

Thiền là làm quen với trạng thái đó, và khi ở lâu được trong trạng thái đó, nỗ lực nhìn vào bản tánh của tâm thức trong trạng thái đó, những che chướng của chấp ngã chấp pháp dần dần mỏng, rơi rụng, cho đến khi người ta trực tiếp thấy tánh Không hay Pháp thân nằm giữa hai tư tưởng.

Nói theo kinh Kim Cương, giữa hai tư tưởng là cái tâm không chỗ trụ, không có ngã, không có nhân, không có chúng sanh, không có thọ mạng. Đây là sự giải thoát.

Giữa hai tư tưởng, thật sự là trạng thái không tư tưởng, trạng thái vô niệm, cũng như giữa hai đám mây là bầu trời.

Guru Rinpoche Padmasambhava nói trong Tự Giải Thoát Qua Cái Thấy Với Tánh Giác Trần Trụi (Thiện Tri Thức xuất bản): “Khi con ngước nhìn không gian bầu trời ngoài bản thân con, Nếu không có  những tư  tưởng được phóng chiếu ra Và khi con nhìn vào tự tâm trong bản thân con Nếu không có người phóng chiếu những tư tưởng bằng cách nghĩ đến chúng, Bấy giờ tâm con trở nên trong sáng rạng rỡ mà không có cái gì được phóng chiếu Bởi vì Tịnh Quang của Tánh Giác của con là trống không, nó là Pháp thân, Giống như mặt trời mọc trong một bầu trời không mây sáng sủa.”

Patrul Rinpoche nói trong Những Chữ Vàng (Nxb Thiện Tri Thức): “Thứ nhất, để cho tâm trong trạng thái buông xả Không có tư tưởng, không phân tán cũng không tập trung Khi ở trong trạng thái này, thư thả và buông xả trọn vẹn, Đột nhiên thốt lên PHAT! đánh tan tư tưởng khởi sanh Mạnh mẽ và tức khắc. Kỳ diệu thay! Không còn gì khác ngoài một cái tỉnh giác đến sửng sốt Không có gì khởi lên có thể ngăn trở nó; nó không thể mô tả Người ta cần nhận biết cái ấy là tánh Giác tức thời vốn sẵn, nó chính là Pháp thân. Sự trực tiếp đưa vào tự tánh này là điểm thiết yếu thứ nhất.”

Chúng ta thấy, những đánh hét của các thiền  sư cũng là để chặt đứt sự tương tục của dòng tư tưởng, để lộ ra tánh Giác vô niệm nơi đệ tử. Lục tổ Huệ Năng nói với sư Huệ Minh: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác; chính ngay lúc đó là bổn lai diện mục của Minh thượng tọa.”

Trong phẩm Sám hối, Lục tổ nói: “Tự tâm không chỗ bám níu, chẳng nghĩ thiện, chẳng  nghĩ  ác, tự  tại vô  ngại,  đó  gọi  là Giải thoát hương.” Lục tổ còn nói: “Niệm trước chẳng sanh là tâm, niệm sau chẳng diệt là Phật.” Thực tại chẳng sanh chẳng diệt nằm giữa niệm trước và niệm sau, đó là Tâm, đó là Phật. Hơn nữa, thực tại chẳng sanh chẳng diệt này thông suốt, thấu thoát tất cả mọi niệm trước và mọi niệm sau. Đó là Tâm Phật.

Thiền sư Lâm Tế nói: “Tâm pháp vô hình, thông  suốt mười phương. Ở mắt gọi là thấy, ở tai gọi là nghe, ở mũi gọi là ngửi, ở miệng thì nói năng, ở tay thì cầm nắm, ở chân thì đi đứng. Vốn là một tinh minh phân làm sáu phần hòa hợp. Hễ tâm niệm đã không thì ở đâu cũng giải thoát…“Các ông muốn làm Phật thì đừng chạy theo muôn pháp. Tâm sanh thì thảy thảy pháp sanh. Tâm diệt thì thảy thảy pháp diệt. Một niệm không sanh thì muôn pháp không lỗi.”

Chỉ, quán và chỉ quán đồng thời là ba phép tu tâm căn bản của Phật giáo. Bằng ba pháp ấy, an trụ (chỉ) lâu trong trạng thái vô niệm giữa hai tư tưởng; quan sát (quán) trạng thái một niệm chưa sanh này, và đồng thời vừa an trụ, vừa quan sát, cho đến một lúc nào, khi phiền não chướng và sở tri chướng đã rơi rụng phần lớn, Vô niệm, hay Vô sanh, hay Pháp thân, hay tánh Không, thình lình lộ ra. Đó  bổn lai diện mục của mỗi chúng ta.

2. Bản tánh của tư tưởng 

Và không chỉ giữa hai tư tưởng, ngay nơi một tư tưởng, nếu theo dõi nó cho đến tận gốc rễ của nó, nó sanh khởi từ chỗ nào, hiện hữu nơi nào, rồi tan biến nơi nào, chúng ta sẽ nhận ra tâm Không vô niệm này. 

Chính ở đó, người ta tìm thấy tự do và bình an. Chính ở chỗ không có sự tương tục của ngã và pháp, nơi ấy có trí huệ và tình thương.  Ở đó có trí huệ, vì ánh sáng tự tâm không còn bị tướng và tưởng ngăn che. Ở đó có tình thương, vì tình thương chỉ có khi thấy được sự bình đẳng và đồng nhất của  mình với  tất cả những người khác và tất cả sự vật. Những tư tưởng thì khác biệt đến vô cùng, nhưng tâm Không vô niệm là cái bình đẳng và đồng nhất của tất cả.

Tất cả chúng ta đều đang sống trong tâm Không vô niệm này, nghĩa đang sống trong tự do, tình thương, bình an, bình đẳng, đồng nhất ấy.

Vô niệm là nền tảng hay là bản tánh của tâm thức, nhưng vô niệm không phải là hoàn  toàn không có tư tưởng nào cả. Để sống ở đời, phải có tư tưởng, vì sống là sống với tư  tưởng và bằng tư  tưởng. 

Ngay cả một bậc giải thoát cũng có tư tưởng, nghĩa là có ý thức, để biết  mình đang ở đâu, định đi đến đâu, sẽ nói điều gì, và nói với ai. Giải thoát hay vô niệm không phải là hoàn toàn không có niệm. Vô niệm không có ý nghĩa đoạn diệt như vậy.

Lục  tổ nói: “Thứ năm là Giải thoát tri kiến hương. Tự tâm đã không duyên níu theo thiện ác, cũng không đắm chìm vào không và giữ một bề vắng lặng, tức là nên học rộng nghe nhiều, biết rõ bản tâm,thấu đạt đến lý tánh của chư Phật, hòa quang tiếp vật, không ta không người, thẳng đến Giác ngộ, chân tánh không biến đổi, gọi là Giải thoát tri kiến hương.”

Thật ra với người đã thông đạt nền tảng hay bản tánh của tâm thức, nghĩa là nền tảng hay bản tánh của những tư tưởng, thì tư tưởng hay niệm là vô hại. Nền tảng hay bản tánh ấy là vô niệm và vô sanh, nên tư tưởng lưu xuất từ đó cũng vô niệm và vô sanh.

Cho nên, trong tất cả mọi truyền thống Đại thừa, hành  giả không chỉ “Nhìn vào tâm an định” nghĩa là tâm không có tư tưởng mà còn “Nhìn vào tâm chuyển động hay khởi tưởng” để “Nhận ra bản tánh của tâm an định” và “Nhận ra bản  tánh của tâm chuyển động hay khởi tưởng” là cùng một bản tánh. Bốn câu để trong ngoặc kép này là bốn đầu đề chương của cuốn Đại Ấn, Thiền Xóa Tan Bóng Tối Vô Minh của Karmapa thứ Chín (Nxb Thiện Tri Thức).

Nếu bản tánh của tâm thức là thể, thì những tư tưởng là dụng của nó. Thể là vô niệm, vô sanh; thì dụng là những tư tưởng là sanh tức vô sanh, vô sanh mà sanh. Patrul  Rinpoche nói trong Những Chữ Vàng: “Vào lúc đó, bất cứ tham hay sân, vui hay buồn Bất cứ tư tưởng lan man nào thình lình khởi lên. Trong trạng thái nhận biết chúng, người ta không theo chúng. Từ đó người ta nắm giữ sự nhận  biết Pháp thân về mặt Giải thoát,  Bấy  giờ  giống  như  hình  vẽ  trên  mặt nước, Không có cách hở giữa tự sanh khởi của những tư tưởng và tự giải thoát của chúng. Bất cứ  cái  gì  khởi  lên trong tâm đều thành thực phẩm cho tánh Giác rỗng không trần trụi; Khi nào những động niệm xảy ra, chúng tiêu biểu năng lực sáng tạo của Vua Pháp thân;

Không để lại dấu vết, những tư tưởng ấy là tự tịnh hóa. A-la-la!” Những tư   tưởng,   hay thức phân biệt, đã trở  thành vô  hại một  khi người  ta biết được bản tánh của tâm thức. Khi ấy những tư tưởng “tự sanh khởi và đồng thời tự giải thoát.” Nói theo thuật ngữ Duy thức, thức vô hại vì “thức đã chuyển thành trí.” Như sóng biển thì vô hại với đại dương. Hơn thế  nữa, sóng sự biểu lộ của năng lực sáng tạo của đại dương.

Sư Huyền Giác, khi gặp Lục tổ, đi nhiễu ba vòng rồi chống tích trượng mà đứng. Tổ trách không đủ oai nghi của bậc Sa-môn.

Huyền Giác nói: “Việc sanh tử là lớn, vô thường thì nhanh chóng.”

Tổ nói: “Sao chẳng nhận lấy cái vô sanh, rõ cái không mau chóng?” Đáp rằng: “Thể tức vô sanh, rõ vốn không chóng.” Tổ nói: “Quả vậy, quả vậy!” Huyền Giác bèn đủ oai nghi, lễ lạy; giây lát cáo từ. Tổ nói: “Sao về nhanh thế?” Đáp rằng: “Vốn tự chẳng động, sao có nhanh chóng ư?” Tổ nói: “Ai biết chẳng động?” Đáp rằng: “Nhân giả tự sanh phân biệt.” Tổ nói: “Ông thật đắc sâu ý chỉ vô sanh.” Đáp rằng: “Vô sanh há lại có ý sao?” Tổ nói: “Không có ý thì cái gì đang phân biệt?” Đáp rằng: “Phân biệt cũng chẳng phải ý.” Tổ nói: “Hay thay!”

Khi chưa ngộ bản thể của tâm thức, thì ý hay những tư tưởng là  cái loạn động, phân biệt, chia  cắt, phân  mảnh,  là cái tai  hại. Khi ngộ nhập được bản thể của tâm thức thì ý là dụng của cái thể vô niệm vô sanh này. Ý hay những tư tưởng khởi từ cái vô niệm vô sanh, hiện hữu trong cái vô niệm vô sanh và biến mất trong cái vô niệm vô sanh nên ý hay những tư tưởng tự chúng là vô niệm vô sanh. Bề ngoài thì vẫn là ý, vẫn là những tư tưởng, nhưng bản chất của chúng đã chuyển thành trí rỗng không, toàn khắp và vô phân biệt. Cũng như những sự vật bằng sắt, khi bản chất của chúng đã biến thành vàng thì chúng vẫn giữ nguyên hình dáng, nhưng chúng là vàng.

Thế nên, ý hay thức, là trí. Duy thức nói là ý phân biệt chuyển hóa thành Trí diệu quan sát. Có tư tưởng, có phân biệt, nhưng sự phân biệt này “chẳng phải ý,” mà là trí. Tư tưởng là sự biểu lộ của trí huệ. Bởi thế, những vị thầy của dòng Đại Toàn Thiện nói: ”Những tư tưởng là trò chơi, là sự phô diễn của tánh Giác Pháp thân.”

Thức, hay những tư tưởng, là sanh tử. Trí bao la, không giới hạn và không nhiễm ô là Niết -bàn. Khi thức hay những tư tưởng đạt đến cội nguồn của chúng, bản tánh của chúng, chúng chuyển   hóa thành   trí. Sanh tử của thức chuyển  hóa thành  Niết-bàn  của trí.  Khi ấy, thức hay những tư tưởng là sự biểu lộ của Niết-bàn.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng gọi em

Gót ai rộn bước phong trần
Áo ai lấm bụi gánh phần tử sanh 
Thì em ơi, chuyện đã đành!
Nợ tằm thôi, lá dâu xanh... nữa là! 

Mai nầy gió bụi đường xa
Xin em trút nặng tình qua lối mòn 
Gió lùa hạt bụi về non
Hào quang kết tụ ngọc tròn kim cương. 

Xin em quẳng gánh vô thường
Cho trăm hoa nở bên đường tử sanh 
Chim linh về hót trên cành
Mùa xuân chín mọng trút nhanh ưu phiền. 

Gọi em từ cõi vô biên
Từ tim thơ vọng nối liền Tâm Kinh 
Kiếp phù sinh, kiếp chúng sinh 
Cho tan rã mộng ân tình nghe em!

Dặm đời nở cánh hoa thiền
Trong em và cả khắp miền nhân gian 
Như mùa xuân của muôn vàn
Cánh vô ưu với hương đàn chiên bay. 

Đường trần tháng rộng năm dài 
Đóa ba sinh lỡ kiếp nầy là thôi! 
Nẻo về biếc ngọc em ơi,
Rũ cơn hồng bụi, ngọt lời Tâm Kinh

Xem thêm:

Gọi em

Phật pháp ứng dụng gọi em

Gót ai rộn bước phong trần
Áo ai lấm bụi gánh phần tử sanh 
Thì em ơi, chuyện đã đành!
Nợ tằm thôi, lá dâu xanh... nữa là! 

Mai nầy gió bụi đường xa
Xin em trút nặng tình qua lối mòn 
Gió lùa hạt bụi về non
Hào quang kết tụ ngọc tròn kim cương. 

Xin em quẳng gánh vô thường
Cho trăm hoa nở bên đường tử sanh 
Chim linh về hót trên cành
Mùa xuân chín mọng trút nhanh ưu phiền. 

Gọi em từ cõi vô biên
Từ tim thơ vọng nối liền Tâm Kinh 
Kiếp phù sinh, kiếp chúng sinh 
Cho tan rã mộng ân tình nghe em!

Dặm đời nở cánh hoa thiền
Trong em và cả khắp miền nhân gian 
Như mùa xuân của muôn vàn
Cánh vô ưu với hương đàn chiên bay. 

Đường trần tháng rộng năm dài 
Đóa ba sinh lỡ kiếp nầy là thôi! 
Nẻo về biếc ngọc em ơi,
Rũ cơn hồng bụi, ngọt lời Tâm Kinh

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng giọt tuệ

giọt tuệ
rơi đánh tỏm
trong lòng vũng bùn nghiệp 
chướng quấy quá tử sinh
bàn tay năm ngón vô tình
chắp bông sen nở lời kinh mở 
mùa rót xuống trần gian
đong đưa nghiệp duyên luân hồi sinh nở 

giọt tuệ cháy
tia lửa xẹt vô thường giữa 
miên trường giấc thở em 
qua thu muộn đông tàn

bên bờ cố quận sương tan giữa 
trời lòng chiều nghiêng
con mắt khô rướm lệ 
đỏ hoàng hôn giọt tuệ
sôi trong ly rượu càn khôn 
người về cuối bãi tang thương

đầu non tiếng vượn gọi buồn xuống 
khe trôi lênh đênh
ồ những giấc mộng phập 
phù đậu lại bên bờ giậu thưa 
cánh bướm mùa xuân
soi giọt tuệ.

Xem thêm:

Giọt tuệ

Phật pháp ứng dụng giọt tuệ

giọt tuệ
rơi đánh tỏm
trong lòng vũng bùn nghiệp 
chướng quấy quá tử sinh
bàn tay năm ngón vô tình
chắp bông sen nở lời kinh mở 
mùa rót xuống trần gian
đong đưa nghiệp duyên luân hồi sinh nở 

giọt tuệ cháy
tia lửa xẹt vô thường giữa 
miên trường giấc thở em 
qua thu muộn đông tàn

bên bờ cố quận sương tan giữa 
trời lòng chiều nghiêng
con mắt khô rướm lệ 
đỏ hoàng hôn giọt tuệ
sôi trong ly rượu càn khôn 
người về cuối bãi tang thương

đầu non tiếng vượn gọi buồn xuống 
khe trôi lênh đênh
ồ những giấc mộng phập 
phù đậu lại bên bờ giậu thưa 
cánh bướm mùa xuân
soi giọt tuệ.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng vui that mộng đẹp

Nơi vùng Hy Mã Lạp Sơn
Tuyết giăng núi biếc, mây vờn đỉnh cao 
Ven sườn phong cảnh đẹp sao
Bềnh bồng sương gió, dạt dào nắng mưa 

Ngay miền bắc Ấn Độ xưa
Có vương quốc nhỏ nên thơ vô cùng, 
Một ngày xảy chuyện đáng mừng 
Khiến cho thế giới tưng bừng đổi thay, 

Ma Da hoàng hậu ngủ say
Nằm mơ chợt thấy sắc mây rạng ngời 
Một luồng ánh sáng từ trời
Lung linh chiếu xuống tận nơi giường bà 

Trong hào quang bỗng hiện ra
Voi to, màu trắng, sáu ngà đẹp thay, 
Voi và ánh sáng cùng bay
Tới gần hoàng hậu nhập ngay vào bà.

Sáng hôm sau tỉnh giấc ra
Trong lòng hoàng hậu chan hòa niềm vui 
Tâu vua rõ chuyện lạ đời,
Nhà vua Tịnh Phạn cho mời các quan 

Quần thần thông thái giỏi giang
Đoán điềm giải mộng rõ ràng giúp vua. 
Quần thần hoan hỉ cùng thưa:

"Đây là điềm tốt. Giấc mơ tuyệt vời 
Báo tin mừng sắp tới nơi
Rồi đây hoàng hậu thụ thai an lành 
Sau này hoàng hậu sẽ sanh
Tương lai thái tử rạng danh thiên tài 

Siêu nhân vĩ đại giúp đời
Sẽ mang hạnh phúc cho người gần xa, 
Cho vua dòng dõi Thích Ca
Và cho nhân loại nhà nhà thơm hương." 

Vua nhìn hoàng hậu yêu thương
Cùng nhau âu yếm mừng thầm biết bao 
Từ lâu vua vẫn ước ao

Sinh con nối dõi thế vào ngôi vua 
Hai mươi năm mãi đợi chờ
Sắp thành hiện thực giấc mơ lâu dài.

Xem thêm:

Vui thay mộng đẹp

Phật pháp ứng dụng vui that mộng đẹp

Nơi vùng Hy Mã Lạp Sơn
Tuyết giăng núi biếc, mây vờn đỉnh cao 
Ven sườn phong cảnh đẹp sao
Bềnh bồng sương gió, dạt dào nắng mưa 

Ngay miền bắc Ấn Độ xưa
Có vương quốc nhỏ nên thơ vô cùng, 
Một ngày xảy chuyện đáng mừng 
Khiến cho thế giới tưng bừng đổi thay, 

Ma Da hoàng hậu ngủ say
Nằm mơ chợt thấy sắc mây rạng ngời 
Một luồng ánh sáng từ trời
Lung linh chiếu xuống tận nơi giường bà 

Trong hào quang bỗng hiện ra
Voi to, màu trắng, sáu ngà đẹp thay, 
Voi và ánh sáng cùng bay
Tới gần hoàng hậu nhập ngay vào bà.

Sáng hôm sau tỉnh giấc ra
Trong lòng hoàng hậu chan hòa niềm vui 
Tâu vua rõ chuyện lạ đời,
Nhà vua Tịnh Phạn cho mời các quan 

Quần thần thông thái giỏi giang
Đoán điềm giải mộng rõ ràng giúp vua. 
Quần thần hoan hỉ cùng thưa:

"Đây là điềm tốt. Giấc mơ tuyệt vời 
Báo tin mừng sắp tới nơi
Rồi đây hoàng hậu thụ thai an lành 
Sau này hoàng hậu sẽ sanh
Tương lai thái tử rạng danh thiên tài 

Siêu nhân vĩ đại giúp đời
Sẽ mang hạnh phúc cho người gần xa, 
Cho vua dòng dõi Thích Ca
Và cho nhân loại nhà nhà thơm hương." 

Vua nhìn hoàng hậu yêu thương
Cùng nhau âu yếm mừng thầm biết bao 
Từ lâu vua vẫn ước ao

Sinh con nối dõi thế vào ngôi vua 
Hai mươi năm mãi đợi chờ
Sắp thành hiện thực giấc mơ lâu dài.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Có những bước chân thật lầm lũi, lầm lũi đến mức độ từ khi đến cho tới khi đi đều không tác tạo một âm ba nào, tưởng chừng như không là một hiện hữu! Nhưng cũng có những bước chân qua đi rồi mà vẫn còn vang dội mãi đến ngàn sau, tưởng chừng như muôn  ngàn hiện hữu.

Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động. Dòng hiện sinh của nó là những cung bậc hòa điệu với giao hưởng khúc thiên thu của vũ trụ.

“Người nằm xuống cho ngàn năm vang bóng

Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần
Tờ sa mạc như bôi phong tẩy địa
Trút linh hồn dường như thể như thân” 

Nhưng, hiện hữu là gì? Hiện sinh là gì? Con người là gì? Ta là
gì? Ta là ai? Rõ ràng là một trò đùa lẩn quẩn! Hỏi tức là hỏi về một cái gì. Sự kiện này có nghĩa là có ít nhất hai sự thể hiện hữu, hiện hữu với chủ thể tính và khách thể tính. Hỏi tức là vươn tới một cái gì, tìm tòi một cái gì, chờ đợi một cái gì - một cái gì như là đối tượng. Sự kiện này có nghĩa là chủ thể tính hỏi còn mông muội về đối tượng được hỏi. Từ những sự kiện trên, người ta có thể thấy được rằng đặt tra vấn -

Hiện hữu là gì? Hiện sinh là gì? Con người là gì? Ta là gì? Ta là Ai? – là một tra vấn về những tra vấn, hay nói cách khác, là một câu hỏi được hỏi về những câu hỏi. Đây là một bế tắc, một bế tắc không thể vượt qua bằng những tra vấn có tính cách ước lệ. Trong ý nghĩa đó, ngày nào mà một hiện hữu chưa làm linh hiện được ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó thì ngày đó cuộc đời vẫn còn là
một tra vấn, một câu hỏi, một sự lầm lũi phong kín! Đạo Phật gọi tình trạng đó là vô minh, là một cơn đại mộng.

“Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh” 
Trần gian là giấc mộng dài
Làm chi cho mệt một đời phù sinh.
Hay như trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba

La Mật Đa:
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào ảnh,
Như lộ, diệc như điễn;
Ưng tác như thị quán.”

Hãy quán sát tất cả các pháp có tạo tác đều như giấc mộng, không thực, bọt nước, sương, điện chớp. Là một tra vấn, một cuộc hành trình lầm lũi, một cơn đại mộng, kiếp người như là lữ hành mù lòa, quờ quạng trong đêm tối, như là cánh bèo trôi giạt theo dòng thác lũ vô minh, nghiệp lực! Chúng ta không biết mình là gì, không biết mình là ai!

Chúng  ta  vay  mượn  kiến  thức,vay mượn ngữ ngôn của thế giới ước lệ, vay mượn vai trò diễn viên trên sân khấu cuộc đời để
thao tác, để múa may quay cuồng một thời rồi ra đi, rồi trở lại. Đâu là chỗ khởi đầu? Đâu là nơi chung cuộc?  Không biết! Chúng ta không biết gì về mình, không biết gì về người. Tại sao chúng ta phải hiện hữu, thay vì không?


Phật pháp ứng dụng từ hiện sinh đến đản sinh

Trong cơn đại mộng này, trong cuộc hành trình lầm lũi này, chúng ta thường trực cưu mang những lo âu sợ hãi, những vui buồn phiền muộn, những bất an xáo trộn. Chúng ta vay mượn danh ngôn của thế giới ước lệ để biến chúng thành sự thỏa mãn tạm thời hay mối đe dọa thường xuyên đối với chúng ta. Chúng ta đặt ra những quy ước, những phạm trù cho phương cách tư duy, lý luận và hành động để buộc trói mình, để áp đặt lên tha nhân. Cuối cùng tất cả đều không có lối thoát. Huyễn sinh vì vậy đã thành phù sinh.

“Thảo nào khi mới chôn nhau,
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra !
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
Ai bày trò bãi bể nương dâu,
Trắng răng đến thuở bạc đầu,
Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần.
Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,
Lớp cùng thông thiêu đốt buồng gan, 
Bệnh trần đòi đoạn tâm can,
Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da. 
Gót danh lợi bùn pha sắc xám, 
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu, 
Nghĩ thân phù thế mà đau,
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.”
(Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, Cung Oán
Ngâm Khúc)

Giờ đây cuộc hành trình lầm lũi đã lạc sâu vào mê cung tăm tối, cơn đại mộng đã thành cơn ác mộng. Cũng có thể sự thực không như vậy. Tại sao ta phải tra vấn về mình, tra vấn về hiện hữu, tra vấn về con người? Tại sao ta phải áp đặt những tra vấn lên một thực tại đang sống, đang có mặt sờ sờ ra đó? Ta đang có mặt, có nghĩa là ta đang hiển hiện với ý nghĩa hiện sinh. Tại sao ta phải chối bỏ mình, chối bỏ một hiện hữu đang hiện thực? Không! Ta đang sống có nghĩa là ta đang hiện hữu và ta phải sống trọn vẹn với những gì ta đang có. Ta có quyền buồn, vui, phiền muộn. Ta có quyền say sưa hưởng thụ. Làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn không phải là sống trọn vẹn với giây phút hiện tiền mà ta đang hiện hữu đó sao?

Nhưng có một sự thật mà ta không thể chối cãi. Đó là sau những cơn say, sau những phút giây cuồng nhiệt, ta thấy mình trống rỗng, ta thấy mình mất thăng bằng trên nhịp sống bình thường, như thể ta bị đánh rơi xuống vực thẳm. Trong những trạng thái đó, thế giới chung quanh ta bỗng trở nên xa lạ, cô liêu và quạnh quẽ khác thường. Ta nghe được sự thiếu vắng mênh mông trong thân phận một kiếp người. Thì ra ta chưa hề hiện hữu một cách thường trực và thực tại. Tại sao? Ta là gì? Con người là gì? Ta có thực sự hiện sinh không?

Lại những câu hỏi về những câu hỏi!

Lúc con người chìm sâu trong sự cô đơn, trống vắng là lúc nó đối mặt với chính nó thực sự. Nhưng chúng ta sợ hãi sự cô đơn, sợ hãi sự trống vắng. Chúng ta tìm mọi cách để trốn chạy. Chúng ta khát khao muốn tìm lại mình, nhưng bằng phương thức trốn chạy, nên chúng ta vĩnh viễn không biết mình là gì. Sự khát khao muốn tìm lại mình và muốn biết mình là gì chính là nỗi khát khao muôn thuở của con người, của hiện hữu. Nó còn có thể được coi như là mục tiêu tối thượng của đời sống. Vì mọi tra vấn, mọi khúc mắc, mọi vấn đề của con người, của cuộc đời đều được giải tỏa khi chúng ta làm hiển hiện một cách trọn vẹn ý nghĩa hiện sinh của mình.

Sự Đản Sinh của đức Phật là đánh dấu cho một triêu dương của nhân loại, của vạn hữu trên khai lộ của sự thức giác và làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn. Và cuộc đời của Ngài đã là hình ảnh linh hiện của ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn. Trong đó, tri kiến như thật về thực tại là một trong những thông điệp mà ngài đã
trao lại cho nhân loại. Tri kiến như thật về thực tại nghĩa là thực tại như thế nào thì thấy biết như thế đó. Chúng ta đã vay mượn quá nhiều danh ngôn của thế giới ước lệ, những gì chúng ta có về tư duy, lý luận và hành động đều là vay mượn, không có gì đích thực là của chính chúng ta. Rồi hãy lắng nghe thực tại bằng cả tính mệnh của mình:

“Trên tất cả, chàng học từ nó cách lắng nghe, lắng nghe với trái tim bình lặng, với chờ đợi, mở lòng, không cảm xúc, không ham muốn, không phán đoán, không quan điểm.” (Hermann Hesse, Siddhartha)

Lắng nghe thực tại trọn vẹn, con người sẽ giao cảm và hiểu được thực tại. Hiểu được thực tại cũng có nghĩa là hiểu được mình. Hiểu được mình là hiểu được Như-Lai.

“Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhơn hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai”. (Kinh Kim Cang)

Nếu dùng hình sắc để thấy Phật, dùng âm thanh để cầu Phật, thì người đó đã làm sai, không thể thấy được Phật.

Không từ hình danh sắc tướng mà thấy được Như Lai, vì Như Lai là vô tướng. Vô tướng thì sinh mà không sinh, diệt mà không diệt, tức là đệ nhất nghĩa đế, là thực tại.

“Như lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ.” (Kinh Kim Cang) Như lai là không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu. Đến mà không từ đâu, đi mà chẳng về đâu, tức là đã làm linh hiện được ý nghĩa hiện sinh tuyệt đối.

Trong ý nghĩa đó, Đản Sinh không chỉ là sự ra đời của một bậc vĩ nhân cách đây trên hai ngàn sáu trăm bốn mươi mốt năm về trước. Đản sinh là triêu dương bừng sáng lên ý nghĩa hiện sinh tuyệt đối của vạn hữu qua mọi thời đại.

Xem thêm:

Từ hiện sinh đến đản sinh

Có những bước chân thật lầm lũi, lầm lũi đến mức độ từ khi đến cho tới khi đi đều không tác tạo một âm ba nào, tưởng chừng như không là một hiện hữu! Nhưng cũng có những bước chân qua đi rồi mà vẫn còn vang dội mãi đến ngàn sau, tưởng chừng như muôn  ngàn hiện hữu.

Khi một hiện hữu làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó, cả ba ngàn đại thiên thế giới đều rung động. Dòng hiện sinh của nó là những cung bậc hòa điệu với giao hưởng khúc thiên thu của vũ trụ.

“Người nằm xuống cho ngàn năm vang bóng

Ta bước qua từ ngữ rụng hai lần
Tờ sa mạc như bôi phong tẩy địa
Trút linh hồn dường như thể như thân” 

Nhưng, hiện hữu là gì? Hiện sinh là gì? Con người là gì? Ta là
gì? Ta là ai? Rõ ràng là một trò đùa lẩn quẩn! Hỏi tức là hỏi về một cái gì. Sự kiện này có nghĩa là có ít nhất hai sự thể hiện hữu, hiện hữu với chủ thể tính và khách thể tính. Hỏi tức là vươn tới một cái gì, tìm tòi một cái gì, chờ đợi một cái gì - một cái gì như là đối tượng. Sự kiện này có nghĩa là chủ thể tính hỏi còn mông muội về đối tượng được hỏi. Từ những sự kiện trên, người ta có thể thấy được rằng đặt tra vấn -

Hiện hữu là gì? Hiện sinh là gì? Con người là gì? Ta là gì? Ta là Ai? – là một tra vấn về những tra vấn, hay nói cách khác, là một câu hỏi được hỏi về những câu hỏi. Đây là một bế tắc, một bế tắc không thể vượt qua bằng những tra vấn có tính cách ước lệ. Trong ý nghĩa đó, ngày nào mà một hiện hữu chưa làm linh hiện được ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn của nó thì ngày đó cuộc đời vẫn còn là
một tra vấn, một câu hỏi, một sự lầm lũi phong kín! Đạo Phật gọi tình trạng đó là vô minh, là một cơn đại mộng.

“Xử thế nhược đại mộng
Hồ vi lao kỳ sinh” 
Trần gian là giấc mộng dài
Làm chi cho mệt một đời phù sinh.
Hay như trong kinh Kim Cang Bát Nhã Ba

La Mật Đa:
“Nhất thiết hữu vi pháp
Như mộng, huyễn, bào ảnh,
Như lộ, diệc như điễn;
Ưng tác như thị quán.”

Hãy quán sát tất cả các pháp có tạo tác đều như giấc mộng, không thực, bọt nước, sương, điện chớp. Là một tra vấn, một cuộc hành trình lầm lũi, một cơn đại mộng, kiếp người như là lữ hành mù lòa, quờ quạng trong đêm tối, như là cánh bèo trôi giạt theo dòng thác lũ vô minh, nghiệp lực! Chúng ta không biết mình là gì, không biết mình là ai!

Chúng  ta  vay  mượn  kiến  thức,vay mượn ngữ ngôn của thế giới ước lệ, vay mượn vai trò diễn viên trên sân khấu cuộc đời để
thao tác, để múa may quay cuồng một thời rồi ra đi, rồi trở lại. Đâu là chỗ khởi đầu? Đâu là nơi chung cuộc?  Không biết! Chúng ta không biết gì về mình, không biết gì về người. Tại sao chúng ta phải hiện hữu, thay vì không?


Phật pháp ứng dụng từ hiện sinh đến đản sinh

Trong cơn đại mộng này, trong cuộc hành trình lầm lũi này, chúng ta thường trực cưu mang những lo âu sợ hãi, những vui buồn phiền muộn, những bất an xáo trộn. Chúng ta vay mượn danh ngôn của thế giới ước lệ để biến chúng thành sự thỏa mãn tạm thời hay mối đe dọa thường xuyên đối với chúng ta. Chúng ta đặt ra những quy ước, những phạm trù cho phương cách tư duy, lý luận và hành động để buộc trói mình, để áp đặt lên tha nhân. Cuối cùng tất cả đều không có lối thoát. Huyễn sinh vì vậy đã thành phù sinh.

“Thảo nào khi mới chôn nhau,
Đã mang tiếng khóc ban đầu mà ra !
Khóc vì nỗi thiết tha sự thế,
Ai bày trò bãi bể nương dâu,
Trắng răng đến thuở bạc đầu,
Tử, sinh, kinh, cụ làm nau mấy lần.
Cuộc thành bại hầu cằn mái tóc,
Lớp cùng thông thiêu đốt buồng gan, 
Bệnh trần đòi đoạn tâm can,
Lửa cơ đốt ruột, dao hàn cắt da. 
Gót danh lợi bùn pha sắc xám, 
Mặt phong trần nắng rám mùi dâu, 
Nghĩ thân phù thế mà đau,
Bọt trong bể khổ, bèo đầu bến mê.”
(Ôn Như Hầu Nguyễn Gia Thiều, Cung Oán
Ngâm Khúc)

Giờ đây cuộc hành trình lầm lũi đã lạc sâu vào mê cung tăm tối, cơn đại mộng đã thành cơn ác mộng. Cũng có thể sự thực không như vậy. Tại sao ta phải tra vấn về mình, tra vấn về hiện hữu, tra vấn về con người? Tại sao ta phải áp đặt những tra vấn lên một thực tại đang sống, đang có mặt sờ sờ ra đó? Ta đang có mặt, có nghĩa là ta đang hiển hiện với ý nghĩa hiện sinh. Tại sao ta phải chối bỏ mình, chối bỏ một hiện hữu đang hiện thực? Không! Ta đang sống có nghĩa là ta đang hiện hữu và ta phải sống trọn vẹn với những gì ta đang có. Ta có quyền buồn, vui, phiền muộn. Ta có quyền say sưa hưởng thụ. Làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn không phải là sống trọn vẹn với giây phút hiện tiền mà ta đang hiện hữu đó sao?

Nhưng có một sự thật mà ta không thể chối cãi. Đó là sau những cơn say, sau những phút giây cuồng nhiệt, ta thấy mình trống rỗng, ta thấy mình mất thăng bằng trên nhịp sống bình thường, như thể ta bị đánh rơi xuống vực thẳm. Trong những trạng thái đó, thế giới chung quanh ta bỗng trở nên xa lạ, cô liêu và quạnh quẽ khác thường. Ta nghe được sự thiếu vắng mênh mông trong thân phận một kiếp người. Thì ra ta chưa hề hiện hữu một cách thường trực và thực tại. Tại sao? Ta là gì? Con người là gì? Ta có thực sự hiện sinh không?

Lại những câu hỏi về những câu hỏi!

Lúc con người chìm sâu trong sự cô đơn, trống vắng là lúc nó đối mặt với chính nó thực sự. Nhưng chúng ta sợ hãi sự cô đơn, sợ hãi sự trống vắng. Chúng ta tìm mọi cách để trốn chạy. Chúng ta khát khao muốn tìm lại mình, nhưng bằng phương thức trốn chạy, nên chúng ta vĩnh viễn không biết mình là gì. Sự khát khao muốn tìm lại mình và muốn biết mình là gì chính là nỗi khát khao muôn thuở của con người, của hiện hữu. Nó còn có thể được coi như là mục tiêu tối thượng của đời sống. Vì mọi tra vấn, mọi khúc mắc, mọi vấn đề của con người, của cuộc đời đều được giải tỏa khi chúng ta làm hiển hiện một cách trọn vẹn ý nghĩa hiện sinh của mình.

Sự Đản Sinh của đức Phật là đánh dấu cho một triêu dương của nhân loại, của vạn hữu trên khai lộ của sự thức giác và làm linh hiện ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn. Và cuộc đời của Ngài đã là hình ảnh linh hiện của ý nghĩa hiện sinh trọn vẹn. Trong đó, tri kiến như thật về thực tại là một trong những thông điệp mà ngài đã
trao lại cho nhân loại. Tri kiến như thật về thực tại nghĩa là thực tại như thế nào thì thấy biết như thế đó. Chúng ta đã vay mượn quá nhiều danh ngôn của thế giới ước lệ, những gì chúng ta có về tư duy, lý luận và hành động đều là vay mượn, không có gì đích thực là của chính chúng ta. Rồi hãy lắng nghe thực tại bằng cả tính mệnh của mình:

“Trên tất cả, chàng học từ nó cách lắng nghe, lắng nghe với trái tim bình lặng, với chờ đợi, mở lòng, không cảm xúc, không ham muốn, không phán đoán, không quan điểm.” (Hermann Hesse, Siddhartha)

Lắng nghe thực tại trọn vẹn, con người sẽ giao cảm và hiểu được thực tại. Hiểu được thực tại cũng có nghĩa là hiểu được mình. Hiểu được mình là hiểu được Như-Lai.

“Nhược dĩ sắc kiến ngã Dĩ âm thanh cầu ngã Thị nhơn hành tà đạo Bất năng kiến Như Lai”. (Kinh Kim Cang)

Nếu dùng hình sắc để thấy Phật, dùng âm thanh để cầu Phật, thì người đó đã làm sai, không thể thấy được Phật.

Không từ hình danh sắc tướng mà thấy được Như Lai, vì Như Lai là vô tướng. Vô tướng thì sinh mà không sinh, diệt mà không diệt, tức là đệ nhất nghĩa đế, là thực tại.

“Như lai giả vô sở tùng lai diệc vô sở khứ.” (Kinh Kim Cang) Như lai là không từ đâu đến mà cũng không đi về đâu. Đến mà không từ đâu, đi mà chẳng về đâu, tức là đã làm linh hiện được ý nghĩa hiện sinh tuyệt đối.

Trong ý nghĩa đó, Đản Sinh không chỉ là sự ra đời của một bậc vĩ nhân cách đây trên hai ngàn sáu trăm bốn mươi mốt năm về trước. Đản sinh là triêu dương bừng sáng lên ý nghĩa hiện sinh tuyệt đối của vạn hữu qua mọi thời đại.

Xem thêm:

Đọc thêm..

Con  người là một vật tối linh trong vũ trụ. Có ngôn ngữ phong phú để giải bày thông cảm nhau khá  trọn vẹn. Vậy hãy dùng ngôn ngữ ấy xây cầu bắc nhịp cảm thông hóa giải mọi tị hiềm nghi nạn, hướng dẫn động viên nhau làm việc chánh thiện.Đừng dùng nó để trấn áp nhau, làm buồn phiền tủi nhục cho nhau, được vậy thì  an  vui  phúc  lạc  biết mấy.

Tôi xin trân trọng thuật lại truyện ngài Án Tử trong sách  “Án  Tử  Xuân  Thu.” Người đã dùng ái ngữ lợi hòa mà cản ngăn được Tề Cảnh Công không hành động bạo tàn.


Phật pháp ứng dụng ái ngữ


Truyện kể lại rằng: Tề Cảnh Công có con ngựa rất quý, Vua giao cho một kẻ thân tín săn sóc chăm non.

Một hôm bỗng con ngựa ngã lăn ra chết. Vua giận  lắm, truyền bắt kẻ nuôi ngựa và phân thây. Án Tử ngồi chầu thấy vậy can rằng:

- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phân thây người bắt đầu từ nơi nào?

Cảnh Công ngơ ngác nhìn chung quanh rồi nói:

-  Tha cho nó. Đem giam dưới ngục, rồi sau này trị tội.

Án Tử đứng vậy bước ra quỳ gối tâu rằng:

- Tên này chưa biết rõ tội mà vẫn phải chịu chết thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì nhà vua kể rõ tội của nó rồi hãy hạ ngục. Vua Phán:

- Đúng vậy.

Án  Tử  bèn  đứng  dậy đập bàn mà rằng:

-  Nhà  ngươi  có  3  tội đáng chết:

1. Vua bảo nuôi ngựa quý mà để ngựa chết là một tội đáng chết.

2.  Vì  ngươi  làm  chết một con ngựa mà để vua mang tiếng vì một con ngựa mà vua đã giết chết một tôi thần, làm cho trăm họ nghe tiếng ai cũng oán vua, các nước láng giềng ai cũng khinh vua.

3. Ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi hân dân đem lòng oán giận vua đã xem dân thua loài cầm thú. Nước ngoài khinh khi có bụng dòm ngó đất nước ta. 

Đó là ba tội đáng chết, ngươi đã biết  chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục. Cảnh Công nghe  nói ngậm ngùi than rằng:

- Thôi tha cho nó, kẻo để ta mang tiếng bất nhân.

Dùng lời buộc tội mà làm cho kể quân vương thấy được lẽ chánh thin, tiêu  trừ  được sân hận, tham ái. Án Tử quả là kẻ trí dũng vậy.

Xem thêm:

Ái Ngữ


Con  người là một vật tối linh trong vũ trụ. Có ngôn ngữ phong phú để giải bày thông cảm nhau khá  trọn vẹn. Vậy hãy dùng ngôn ngữ ấy xây cầu bắc nhịp cảm thông hóa giải mọi tị hiềm nghi nạn, hướng dẫn động viên nhau làm việc chánh thiện.Đừng dùng nó để trấn áp nhau, làm buồn phiền tủi nhục cho nhau, được vậy thì  an  vui  phúc  lạc  biết mấy.

Tôi xin trân trọng thuật lại truyện ngài Án Tử trong sách  “Án  Tử  Xuân  Thu.” Người đã dùng ái ngữ lợi hòa mà cản ngăn được Tề Cảnh Công không hành động bạo tàn.


Phật pháp ứng dụng ái ngữ


Truyện kể lại rằng: Tề Cảnh Công có con ngựa rất quý, Vua giao cho một kẻ thân tín săn sóc chăm non.

Một hôm bỗng con ngựa ngã lăn ra chết. Vua giận  lắm, truyền bắt kẻ nuôi ngựa và phân thây. Án Tử ngồi chầu thấy vậy can rằng:

- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phân thây người bắt đầu từ nơi nào?

Cảnh Công ngơ ngác nhìn chung quanh rồi nói:

-  Tha cho nó. Đem giam dưới ngục, rồi sau này trị tội.

Án Tử đứng vậy bước ra quỳ gối tâu rằng:

- Tên này chưa biết rõ tội mà vẫn phải chịu chết thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì nhà vua kể rõ tội của nó rồi hãy hạ ngục. Vua Phán:

- Đúng vậy.

Án  Tử  bèn  đứng  dậy đập bàn mà rằng:

-  Nhà  ngươi  có  3  tội đáng chết:

1. Vua bảo nuôi ngựa quý mà để ngựa chết là một tội đáng chết.

2.  Vì  ngươi  làm  chết một con ngựa mà để vua mang tiếng vì một con ngựa mà vua đã giết chết một tôi thần, làm cho trăm họ nghe tiếng ai cũng oán vua, các nước láng giềng ai cũng khinh vua.

3. Ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi hân dân đem lòng oán giận vua đã xem dân thua loài cầm thú. Nước ngoài khinh khi có bụng dòm ngó đất nước ta. 

Đó là ba tội đáng chết, ngươi đã biết  chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục. Cảnh Công nghe  nói ngậm ngùi than rằng:

- Thôi tha cho nó, kẻo để ta mang tiếng bất nhân.

Dùng lời buộc tội mà làm cho kể quân vương thấy được lẽ chánh thin, tiêu  trừ  được sân hận, tham ái. Án Tử quả là kẻ trí dũng vậy.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng đừng xa nhau nữa


Theo Dương Lịch, 23 tháng Ba là ngày giỗ của Huynh Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu.

Tôi chợt nhớ đến bài thơ viết để tiễn biệt anh và cũng để nhắc nhở các anh chị em Gia Đình Phật Tử khắp nơi biết ngày anh ra đi. Bài thơ khá dài và kết luận bằng câu “Và đừng xa nhau nữa”.

Tôi sinh hoạt đa dạng và trong nhiều lãnh vực, nhưng trong suốt đời mình cho đến ngày giỗ anh hôm nay, Gia Đình Phật Tử là tổ chức duy nhất mà tôi phát nguyện trung thành theo lý tưởng. Ngoại trừ các sinh hoạt bình thường trong cộng đồng nơi tôi đang sống, tôi chưa tham gia bất cứ một tổ chức không những chính trị mà cả văn hóa, xã hội với tầm vóc quốc gia nào.

Nhân dịp Đại Lễ Phật Thành Đạo năm 1962, cha tôi dắt tôi đến chùa Ba Phong, làng Mã Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam để xin cho tôi được tham gia đội Đồng Niên của GĐPT Ba Phong.

Liên Đoàn Trưởng đầu tiên của tôi là Huynh Trưởng Tâm Thanh Lê Thanh Hải. Trưởng Lê Thanh Hải rời đoàn để về sinh hoạt trong Ban Hướng Dẫn GĐPT Quảng Nam và năm 1963 được Hòa Thượng Thích Long Trí làm lễ thế phát xuất gia ở chùa Viên Giác, Hội An cũng với pháp hiệu Tâm Thanh. Cố Hòa Thượng Thích Tâm Thanh, Giảng Sư Viện Hóa Đạo GHPGVNTN và Cố Vấn Giáo Hạnh của GĐPTVN là một trong những kỳ duyên của Phật Giáo Việt Nam.

Tôi bước theo duyên nghiệp vô cùng nghiệt ngã của mình nhưng sau đó cũng về Viên Giác. Dưới bóng đa già và ánh trăng trong sân chùa Viên Giác, cố Hòa Thượng Tâm Thanh, Hòa Thượng Thích Như Điển, nhiều tăng sĩ và học sinh mồ côi như tôi đã lớn lên trong nhiều thời điểm khác nhau.

Cách đây hơn 20 năm, một lần Hòa Thượng Thích Trí Chơn viếng thăm chùa Lục Hòa ở Boston, trong một buổi lễ, Trưởng Tâm Chí Trương Xuân Bảo khuyến khích tôi phát nguyện làm huynh trưởng GĐPT để giúp gầy dựng GĐPT sau những đổi thay của thời tỵ nạn. Tôi vẫn nhớ lời anh khuyên, hệ thống Gia Đình Phật Tử cần những huynh trưởng có điều kiện học hành cả trong nước lẫn nước ngoài để hướng dẫn các em sinh ra hay lớn lên ở hải ngoại.

Tôi không dám nhận lời vì biết mình không thể gánh vác thêm trọng trách. Tôi quá nhiều việc phải làm. Ngày đó tôi muốn viết nhiều về những vấn đề mà đất nước đang đương đầu và các thế hệ trẻ cần được biết. Cánh cửa “đổi mới” dù hẹp cũng đã mở ra, trách nhiệm của những người cầm bút là phải soi rọi ánh sáng vào.

Tuy nhiên khi lễ bắt đầu, Trưởng Tâm Chí vẫn xướng danh Thị Nghĩa Trần Trung Đạo. Tôi ngượng ngùng đứng lên để nói vài lời. Đứng trước Tam Bảo uy nghiêm, với ánh mắt của HT Trí Chơn đang nhìn về phía tôi, Trưởng Tâm Chí và đồng bào Phật Tử đang chờ câu trả lời, tôi không biết làm thế nào để nói lời từ chối. Hôm đó, tôi phát nguyện làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử. Một Huynh Trưởng trong GĐPT Viên Lạc tặng tôi chiếc áo đoàn. Từ đó đến nay, duyên nghiệp cuốn tôi theo nhiều ngả nhưng trong lòng vẫn luôn nghĩ tôi là Huynh Trưởng GĐPT và chỉ một tổ chức tôi có trách nhiệm với sự thịnh suy là Gia Đình Phật Tử.

Trong những năm ở chùa Viên Giác, không trực tiếp tham gia sinh hoạt đoàn nữa nhưng ngủ bên cạnh văn phòng Ban Hướng Dẫn Tỉnh và sư phụ chúng tôi là Đặc Ủy Thanh Niên Tỉnh Giáo Hội nên tôi có dịp gần gũi với hầu hết các Trưởng GĐPT Quảng Nam cũng như từ trung ương đến thăm.

Hình ảnh Huynh Trưởng Tâm Đạt Nguyễn Văn Bạo, Trưởng Ban Hướng Dẫn Tỉnh Quảng Nam trên chiếc Mobylette ghé chùa thường xuyên vẫn còn rất rõ trong trí nhớ tôi. Anh tạ thế năm 1992 và được truy phong cấp Dũng.

Trong những năm đầu thập niên 1970, Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, Tổng Thư Ký BHDTƯ GĐPTVN làm việc tại Đà Nẵng và hay vào Hội An. Mỗi khi về chùa anh mặc đồ quân nhân, đeo lon Trung Tá nhưng trước khi đảnh lễ chư tôn đức, anh vào phòng tôi thay đồ.

Sau 30 tháng 4, 1975, chúng tôi như hai chiếc lá bị cuốn đi trong dòng đời đầy oan nghiệt nhưng vẫn không quên nguồn cội.

Anh em gặp lại nhau. Có một chút tủi buồn và cay đắng vì không phải trong sân chùa hay trong ngày họp trại mà tại một bịnh viện ở San Diego, nước Mỹ. Thằng bé chùa Viên
Giác bây giờ đã lớn. Bao mùa thu đi qua. Không ai nhận ra nhau nhưng anh nhớ từng chi tiết nhỏ trong những lần anh ghé Hội An.

Anh Tâm Huệ, dù rất yếu đuối mong manh, không khóc và tôi cũng không. Không giọt nước mắt vui mừng nhỏ xuống cho ngày gặp lại hay nhỏ xuống cho lần vĩnh viễn chia tay sắp sửa diễn ra. Chụp chung nhau một bức hình với nụ cười rất thật. Ánh sáng Hòa Tin Vui được thắp lên từ thuở đồng niên trong tâm hồn chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn sau gần một đời người.

Xem thêm:

Đừng xa nhau nữa

Phật pháp ứng dụng đừng xa nhau nữa


Theo Dương Lịch, 23 tháng Ba là ngày giỗ của Huynh Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu.

Tôi chợt nhớ đến bài thơ viết để tiễn biệt anh và cũng để nhắc nhở các anh chị em Gia Đình Phật Tử khắp nơi biết ngày anh ra đi. Bài thơ khá dài và kết luận bằng câu “Và đừng xa nhau nữa”.

Tôi sinh hoạt đa dạng và trong nhiều lãnh vực, nhưng trong suốt đời mình cho đến ngày giỗ anh hôm nay, Gia Đình Phật Tử là tổ chức duy nhất mà tôi phát nguyện trung thành theo lý tưởng. Ngoại trừ các sinh hoạt bình thường trong cộng đồng nơi tôi đang sống, tôi chưa tham gia bất cứ một tổ chức không những chính trị mà cả văn hóa, xã hội với tầm vóc quốc gia nào.

Nhân dịp Đại Lễ Phật Thành Đạo năm 1962, cha tôi dắt tôi đến chùa Ba Phong, làng Mã Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam để xin cho tôi được tham gia đội Đồng Niên của GĐPT Ba Phong.

Liên Đoàn Trưởng đầu tiên của tôi là Huynh Trưởng Tâm Thanh Lê Thanh Hải. Trưởng Lê Thanh Hải rời đoàn để về sinh hoạt trong Ban Hướng Dẫn GĐPT Quảng Nam và năm 1963 được Hòa Thượng Thích Long Trí làm lễ thế phát xuất gia ở chùa Viên Giác, Hội An cũng với pháp hiệu Tâm Thanh. Cố Hòa Thượng Thích Tâm Thanh, Giảng Sư Viện Hóa Đạo GHPGVNTN và Cố Vấn Giáo Hạnh của GĐPTVN là một trong những kỳ duyên của Phật Giáo Việt Nam.

Tôi bước theo duyên nghiệp vô cùng nghiệt ngã của mình nhưng sau đó cũng về Viên Giác. Dưới bóng đa già và ánh trăng trong sân chùa Viên Giác, cố Hòa Thượng Tâm Thanh, Hòa Thượng Thích Như Điển, nhiều tăng sĩ và học sinh mồ côi như tôi đã lớn lên trong nhiều thời điểm khác nhau.

Cách đây hơn 20 năm, một lần Hòa Thượng Thích Trí Chơn viếng thăm chùa Lục Hòa ở Boston, trong một buổi lễ, Trưởng Tâm Chí Trương Xuân Bảo khuyến khích tôi phát nguyện làm huynh trưởng GĐPT để giúp gầy dựng GĐPT sau những đổi thay của thời tỵ nạn. Tôi vẫn nhớ lời anh khuyên, hệ thống Gia Đình Phật Tử cần những huynh trưởng có điều kiện học hành cả trong nước lẫn nước ngoài để hướng dẫn các em sinh ra hay lớn lên ở hải ngoại.

Tôi không dám nhận lời vì biết mình không thể gánh vác thêm trọng trách. Tôi quá nhiều việc phải làm. Ngày đó tôi muốn viết nhiều về những vấn đề mà đất nước đang đương đầu và các thế hệ trẻ cần được biết. Cánh cửa “đổi mới” dù hẹp cũng đã mở ra, trách nhiệm của những người cầm bút là phải soi rọi ánh sáng vào.

Tuy nhiên khi lễ bắt đầu, Trưởng Tâm Chí vẫn xướng danh Thị Nghĩa Trần Trung Đạo. Tôi ngượng ngùng đứng lên để nói vài lời. Đứng trước Tam Bảo uy nghiêm, với ánh mắt của HT Trí Chơn đang nhìn về phía tôi, Trưởng Tâm Chí và đồng bào Phật Tử đang chờ câu trả lời, tôi không biết làm thế nào để nói lời từ chối. Hôm đó, tôi phát nguyện làm Huynh Trưởng Gia Đình Phật Tử. Một Huynh Trưởng trong GĐPT Viên Lạc tặng tôi chiếc áo đoàn. Từ đó đến nay, duyên nghiệp cuốn tôi theo nhiều ngả nhưng trong lòng vẫn luôn nghĩ tôi là Huynh Trưởng GĐPT và chỉ một tổ chức tôi có trách nhiệm với sự thịnh suy là Gia Đình Phật Tử.

Trong những năm ở chùa Viên Giác, không trực tiếp tham gia sinh hoạt đoàn nữa nhưng ngủ bên cạnh văn phòng Ban Hướng Dẫn Tỉnh và sư phụ chúng tôi là Đặc Ủy Thanh Niên Tỉnh Giáo Hội nên tôi có dịp gần gũi với hầu hết các Trưởng GĐPT Quảng Nam cũng như từ trung ương đến thăm.

Hình ảnh Huynh Trưởng Tâm Đạt Nguyễn Văn Bạo, Trưởng Ban Hướng Dẫn Tỉnh Quảng Nam trên chiếc Mobylette ghé chùa thường xuyên vẫn còn rất rõ trong trí nhớ tôi. Anh tạ thế năm 1992 và được truy phong cấp Dũng.

Trong những năm đầu thập niên 1970, Trưởng Tâm Huệ Cao Chánh Hựu, Tổng Thư Ký BHDTƯ GĐPTVN làm việc tại Đà Nẵng và hay vào Hội An. Mỗi khi về chùa anh mặc đồ quân nhân, đeo lon Trung Tá nhưng trước khi đảnh lễ chư tôn đức, anh vào phòng tôi thay đồ.

Sau 30 tháng 4, 1975, chúng tôi như hai chiếc lá bị cuốn đi trong dòng đời đầy oan nghiệt nhưng vẫn không quên nguồn cội.

Anh em gặp lại nhau. Có một chút tủi buồn và cay đắng vì không phải trong sân chùa hay trong ngày họp trại mà tại một bịnh viện ở San Diego, nước Mỹ. Thằng bé chùa Viên
Giác bây giờ đã lớn. Bao mùa thu đi qua. Không ai nhận ra nhau nhưng anh nhớ từng chi tiết nhỏ trong những lần anh ghé Hội An.

Anh Tâm Huệ, dù rất yếu đuối mong manh, không khóc và tôi cũng không. Không giọt nước mắt vui mừng nhỏ xuống cho ngày gặp lại hay nhỏ xuống cho lần vĩnh viễn chia tay sắp sửa diễn ra. Chụp chung nhau một bức hình với nụ cười rất thật. Ánh sáng Hòa Tin Vui được thắp lên từ thuở đồng niên trong tâm hồn chúng tôi vẫn còn nguyên vẹn sau gần một đời người.

Xem thêm:
Đọc thêm..