Con người là một vật tối linh trong vũ trụ. Có ngôn ngữ phong phú để giải bày thông cảm nhau khá trọn vẹn. Vậy hãy dùng ngôn ngữ ấy xây cầu bắc nhịp cảm thông hóa giải mọi tị hiềm nghi nạn, hướng dẫn động viên nhau làm việc chánh thiện.Đừng dùng nó để trấn áp nhau, làm buồn phiền tủi nhục cho nhau, được vậy thì an vui phúc lạc biết mấy.
Tôi xin trân trọng thuật lại truyện ngài Án Tử trong sách “Án Tử Xuân Thu.” Người đã dùng ái ngữ lợi hòa mà cản ngăn được Tề Cảnh Công không hành động bạo tàn.
Truyện kể lại rằng: Tề Cảnh Công có con ngựa rất quý, Vua giao cho một kẻ thân tín săn sóc chăm non.
Một hôm bỗng con ngựa ngã lăn ra chết. Vua giận lắm, truyền bắt kẻ nuôi ngựa và phân thây. Án Tử ngồi chầu thấy vậy can rằng:
- Vua Nghiêu, vua Thuấn xưa phân thây người bắt đầu từ nơi nào?
Cảnh Công ngơ ngác nhìn chung quanh rồi nói:
- Tha cho nó. Đem giam dưới ngục, rồi sau này trị tội.
Án Tử đứng vậy bước ra quỳ gối tâu rằng:
- Tên này chưa biết rõ tội mà vẫn phải chịu chết thì vẫn tưởng là oan. Tôi xin vì nhà vua kể rõ tội của nó rồi hãy hạ ngục. Vua Phán:
- Đúng vậy.
Án Tử bèn đứng dậy đập bàn mà rằng:
- Nhà ngươi có 3 tội đáng chết:
1. Vua bảo nuôi ngựa quý mà để ngựa chết là một tội đáng chết.
2. Vì ngươi làm chết một con ngựa mà để vua mang tiếng vì một con ngựa mà vua đã giết chết một tôi thần, làm cho trăm họ nghe tiếng ai cũng oán vua, các nước láng giềng ai cũng khinh vua.
3. Ngươi làm chết một con ngựa mà để đến nỗi hân dân đem lòng oán giận vua đã xem dân thua loài cầm thú. Nước ngoài khinh khi có bụng dòm ngó đất nước ta.
Đó là ba tội đáng chết, ngươi đã biết chưa? Bây giờ hãy tạm giam ngươi vào ngục. Cảnh Công nghe nói ngậm ngùi than rằng:
- Thôi tha cho nó, kẻo để ta mang tiếng bất nhân.
Dùng lời buộc tội mà làm cho kể quân vương thấy được lẽ chánh thin, tiêu trừ được sân hận, tham ái. Án Tử quả là kẻ trí dũng vậy.
Xem thêm: